Bạn đừng có để người trộm cấy ghép gắn chíp này vào trong người nếu không cẩn thận bạn sẽ bị theo dõi cuộc sống hàng ngày của bạn

imageimage
+6

CON HAY CÁU GIẬN, BỐ MẸ ĐỪNG VỘI TRÁCH MẮNG CON
Hãy tìm hiểu nguyên nhân sau:

1. Do người lớn quá nuông chiều
Cha mẹ nào cũng yêu thương con cái. Đôi khi sự yêu thương quá mức sẽ gây tác dụng phụ, khiến con hình thành nhiều tính xấu.

Các chuyên gia tâm lý phân tích: Một đứa trẻ nếu được chiều chuộng và bao bọc quá đà sẽ dẫn sự yếu kém về mặt tâm lý. Nuông chiều quá mức sẽ khiến trẻ hình thành thói quen la hét để được thỏa mãn yêu cầu.

Khi có việc nào không như ý muốn, trẻ sẽ khó chấp nhận và thích nghi. Trong trường hợp này, trẻ có xu hướng la hét, cáu giận để vòi vĩnh, “uy hiếp” bố mẹ làm theo mong muốn của mình.

2. Do trẻ thường xuyên có cảm giác thất bại

Khi gặp nhiều thất bại, trẻ cũng dễ có tính khí thất thường, bốc đồng. Trong quá trình trưởng thành, mỗi đứa trẻ đều mong muốn được tự lập, tự điều khiển mọi thứ xung quanh.

Tuy nhiên sự can thiệp quá mức của bố mẹ khiến trẻ không học được những kỹ năng trên. Hoặc cũng có thể trẻ cảm thấy bản thân không đủ năng lực làm việc gì đó, dần dần nảy sinh cảm giác tự ti, bực bội, cáu giận. Những lúc này trẻ thường bộc lộ sự tức giận với người thân thiết nhất. Bởi đó cũng là người trẻ cảm thấy an toàn nhất, người nuông chiều, nhường nhịn trẻ nhất. Khi trẻ cảm thấy bất lực hay thất bại sẽ trở nên tự ti, dần dần trẻ trở nên dễ nổi cáu như một cách phát tiết tâm trạng của mình.

3. Do cách giáo dục của gia đình không đồng nhất

Nếu các thành viên trong gia đình không thống nhất về các biện pháp giáo dục thì trẻ sẽ có xu hướng “nhìn người để xử sự”.

Chẳng hạn nếu bố không cho xem tivi nhưng chỉ cần khóc thét lên thì mẹ lại lập tức “đầu hàng” hay bố mẹ không cho phép ăn kẹo nhưng trẻ chỉ cần tức giận, la hét là ông bà liền lén giấu bánh kẹo cho cháu ăn. Sau một hai lần thành công, trẻ sẽ có thói quen cáu giận để đạt mục đích.

4. Do trẻ thiếu cảm giác an toàn

Bất kể là trẻ nhỏ hay người lớn, thì hầu hết tâm trạng phẫn nộ đều xuất phát từ sự sợ hãi, bất an. Trẻ nhỏ tâm lý chưa vững, lại thiếu hụt các kỹ năng xã hội nên một khi cảm thấy thiếu an toàn sẽ dễ nổi cáu.

Đây vừa là cách trẻ bộc lộ nỗi sợ hãi của mình, vừa để thu hút sự chú ý của người lớn.
5. Do trẻ không phân biệt được động và tĩnh

Ở độ tuổi còn nhỏ, rất nhiều sự vật mà trẻ chưa thể phân biệt là động hay tĩnh. Trong mắt trẻ, tất cả những thứ xung quanh như cái bàn, cái ghế, đồ chơi,… đều thuộc trạng thái động.

Khi một vật nào đó không hoạt động giống với tưởng tượng mà trẻ ấn định, trẻ dễ bị mất hứng và nổi nóng, cáu giận vô cớ.

6. Do trẻ không được thấu hiểu

Trẻ từ 3 tuổi trở lên đã hình thành những suy nghĩ riêng về mọi sự vật, sự việc xung quanh. Nhiều khi trẻ luyên thuyên về một điều gì đó nhưng bố mẹ lại không để ý hoặc lơ đi vì bận rộn.

Thậm chí bố mẹ quát trẻ vì cảm thấy phiền. Điều này vô tình khiến trẻ ức chế và nổi nóng.

===> Các cách khắc phục trẻ khi cáu giận :

1. Chú ý lắng nghe trẻ

Khi trẻ cáu giận, bố mẹ cần bình tĩnh và có thái độ ôn hoà. Hãy hỏi và lắng nghe lý do con nổi cáu. Khi thấy bản thân được lắng nghe, trẻ sẽ dịu cơn nóng giận.

2. Bao dung và dạy trẻ cách cư xử đúng mực

Sau khi trẻ đã bình tĩnh trở lại, bố mẹ mới nhẹ nhàng phân tích vì sao yêu cầu của trẻ không được đáp ứng. Bên cạnh đó bố mẹ hướng dẫn cách thể hiện cảm xúc đúng đắn, tích cực thay vỉ nổi cáu.

3. Hãy an ủi trẻ

Khi trẻ đưa ra yêu cầu, bố mẹ hãy đáp ứng nếu có thể. Ví dụ mùa hè trẻ muốn ăn kem thì mua cho trẻ một cây kem cũng không vấn đề. Nhưng nếu mùa lạnh thì bạn nên từ tốn giải thích cho trẻ vì sao không thể ăn kem vào thời tiết này.
Nguồn sưu tầm

image
image
image
image

??GIÚP TRẺ PHÁT TRIỂN TRÍ THÔNG MINH BẰNG #KIDSUP
?Mỗi trẻ em sinh ra trên đời đều là duy nhất và có khả năng thông minh khác nhau.
Và một trong các cách để giúp trẻ phát huy tối ưu trí thông minh của mình đó là phát triển hai bán cầu não.
?Hai bán cầu não đảm nhiệm vai trò khác nhau. Bán cầu não trái với chức năng suy nghĩ logic, phân tích, lý giải, ghi nhớ, sắp xếp, tính toán. Bán cầu não phải gắn liền với khả năng sáng tạo, tưởng tượng, trực cảm cao. Thực tế hiện nay, 90% các môn học tại trường phổ thông đòi hỏi trẻ sử dụng bán cầu não trái nhiều. Đó là lý do mà trẻ thường được đánh giá khả năng theo tiêu chuẩn chung của xã hội thay vì khả năng và tiềm năng của bản thân.
?Những người thành công là những người phát huy được khả năng của bản thân, và đạt được sự đồng nhất của hai bán cầu não, vừa phát huy bán cầu thế mạnh, vừa củng cố khả năng tư duy của bán cầu còn lại.
??Cha mẹ giúp con nhận ra điểm mạnh của mình, thúc đẩy trẻ và tạo niềm tin cho con phát triển bản thân trở nên thành công hơn trong cuộc sống. Cha mẹ có thể dựa vào các hoạt động gợi ý theo các loại hình trí thông minh của trẻ và có thể kết hợp những hoạt động dưới đây nhé:
?Liên tưởng và thực hành cùng lúc
Cha mẹ hãy cho phép con tham gia, và chủ động trong những hoạt động yêu cầu sự tưởng tượng và thực hành cùng lúc. Chẳng hạn, trang trí lại căn phòng của con, con phải hình dung trước sẽ đặt đồ vật gì và ở đâu, sau đó bắt đầu trang trí.
Liên tưởng về căn phòng là hoạt động của não phải trong khi thực hành các bước trang trí là nhiệm vụ của não trái. Kết hợp hai hoạt động này sẽ giúp trẻ tư duy cân bằng.
?Trò chơi
Board games (trò chơi cờ bàn) là hoạt động giải trí phổ biến dành cho thiếu nhi và gia đình nhưng cũng là công cụ hữu ích để rèn luyện tư duy cân bằng. Lấy ví dụ trò cờ tướng, người chơi phải hình dung bàn cờ trong đầu, suy tính nước đi của bản thân và dự đoán nước đi của đối phương. Từ đó, kích thích sự sáng tạo vốn là vai trò của bán cầu não phải. Song song người chơi phải đưa ra các nước đi tuần tự trong thực tế.
Ngoài cờ bàn, bạn có thể khuyến khích trẻ chơi rubik. Để giải khối rubik, trẻ phải sử dụng cùng lúc tay, mắt và não để tư duy và thực hành.
?Chơi nhạc cụ
Nhiều cha mẹ cho rằng nhạc cụ thuộc về nghệ thuật nên chỉ giúp phát triển tư duy bán cầu não phải. Tuy nhiên, việc học cách đặt vị trí ngón tay, đọc bản nhạc đòi hỏi nhiều sự tham gia của bán cầu não trái.
Tư duy bằng bán cầu không phải thế mạnh
Nếu bạn thấy con có dấu hiệu tư duy não trái nhiều hơn như thích học Toán, lập kế hoạch, hãy khuyến khích con tham gia nhiều hoạt động nghệ thuật hoặc đòi hỏi tính sáng tạo. Ngược lại, nếu trẻ mơ mộng, ghi nhớ tốt bằng hình ảnh, âm thanh, hãy khuyến khích con học các môn tự nhiên, chơi trò câu đố tư duy.
?Tung hứng
Trò tung hứng đòi hỏi sự phối hợp cả tay và mắt, từ đó buộc hai bán cầu phải hoạt động cùng nhau. Để tăng độ khó, bạn có thể khuyến khích trẻ ném bóng bằng tay không thuận.
?Bài kiểm tra màu sắc
Trong tâm lý học, có một bài kiểm tra phân tích khả năng cân bằng hai bán cầu não, gọi là "stroop", đặt theo tên nhà tâm lý học người Mỹ Ridley Stroop. Yêu cầu của bài kiểm tra là viết tên các màu sắc bằng bút khác màu. Ví dụ, viết chữ "Đỏ" bằng bút mực xanh nước biển, chữ "Vàng" bằng bút mực tím. Trẻ phải liên tục gọi tên màu sắc biểu trưng của chữ, thay vì đọc màu chữ.
?Sử dụng tay nghịch
Để sử dụng tay nghịch, còn gọi là tay không thuận, não bộ của trẻ phải tạo ra những kết nối đồng đều. Điều này cũng sửa đổi thói quen tư duy thiên về một bán cầu não.
?Giải toán bằng nhiều cách
Giải toán bằng một cách mới chỉ kích thích tư duy thiên về bán cầu não trái nhưng nếu giải bằng nhiều cách trẻ buộc phải đưa ra nhiều ý tưởng, từ đó hình thành khả năng sáng tạo. Hoạt động này cũng giúp kết nối hai bán cầu não.
?Sơ đồ tư duy
Cha mẹ hãy khuyến khích con sử dụng sơ đồ tư duy nhiều nhất có thể. Khi làm sơ đồ, trẻ dùng não phải tưởng tượng, tô vẽ để tạo nên những mô hình ấn tượng, nhiều màu sắc, kích thích khả năng ghi nhớ. Đồng thời, trẻ sử dụng não trái để phân loại khối lượng nội dung hỗn độn theo các ý chính có tính logic.
#toán_soroban, #phát_triển_hai_bán_cầu_não, #toán_tiểu_học, #toán_tư_duy, #Kidsup_soroban, #tính_nhanh, #giỏi_toán, #kidssunvietnam
#kidsupmontessori, #độ_tuổi_vàng
#kidssmartsoroban, #toán_tiểu_học
#kidssmart, #toán_tư_duy
#KIDSUP, #kidsupsoroban
#Team_Kidsup_Xanh
#dạy_con_thông_minh
#trẻ_mầm_non
#KIDSUP, #kidsupsoroban
#kidssun_Mỹ_Đức
#Tổng_đại_lý_Thuỷ_Hiền
#BẠCH_ĐẰNG_THỦY, #CÂN_BẰNG_NÃO_BỘ, #NÃO_TRÁI, #NÃO_PHẢI

Tâm An 4 tuổi học trên phần mềm giáo dục sớm #kidsup cho trẻ từ 2-7 tuổi phát triển cân bằng não bộ, tư duy, ngôn ngữ, cảm xúc, ý thức.
Con tiến bộ từng ngày, đồng hành với con vì cha mẹ là người thầy đầu tiên, suốt đời và toàn vẹn nhất.