GIỚI TRẺ VIỆT SĨ DIỆN CHỈ VÌ ĐƯỢC CHĂM NHƯ "THÚ CƯNG"
Bữa đọc tin thế hệ trẻ 8X của Trung Quốc li hôn dữ dội so với mức bình thường của xã hội, rồi đọc về thế hệ 8X dâu tây của Nhật Bản, mới thấy giật mình nhìn thấy ở Việt Nam nào khác gì. Có bao nhiêu bạn trẻ đang được bố mẹ “chăm nuôi” cứ như chăm “thú cưng” vậy.
Nhỏ thì bố mẹ coi con như là một đứa bị cụt cả hai tay. Cho nên bố mẹ đút cơm hộ. Rửa mặt hộ. Đánh răng hộ. Thay quần áo hộ luôn. Con chỉ cần đi trường mầm non về, ngồi xuống ghế, mắt nhìn ra phía cái tivi, thế là ông bà vội vã đi bật tivi ngay. Con chỉ cần nhếch mép "ê" một tiếng phản đối, ông bà bố mẹ rụt cả lại xuýt xoa ngay.
Con nhà mình 5 tuổi biết tự dắt em nó đi ăn sáng, mà hàng xóm nhà mình cứ chặc lưỡi bảo: “Ôi khổ thân mấy đứa bé, bố mẹ lười biếng không chịu chăm sóc con, để con phải tự đi ăn sáng thế này! Con nhà người ta lớn từng này mà vẫn còn được đút từng thìa đây này!” Đùa chứ, muốn sống lành trong một xã hội nhiều ông bố bà mẹ nuôi con méo mó cũng khó.
Bữa có chương trình dã ngoại khám phá thiên nhiên, chị chủ của hoạt động này kể với mình, cũng nhiều bố mẹ phấn khởi cho các con tới tham dự. Nhưng đến hoạt động cho các con đi chơi bìa rừng trong một buổi sáng mùa hè, thì bố mẹ phản đối ầm ầm. Không! "Con vàng cháu ngọc" của họ không thể đi bộ trên đám đất bùn bẩn thỉu! "Thú cưng" của họ làm sao chống chọi lại được những con côn trùng nguy hiểm chực chờ cắn xé và làm tổn thương! Họ không cần con họ đi dã ngoại. Cứ "dã nội" trong một tầng cao ốc gần nhà cho an toàn. Có người mang con về nhà luôn, miệng lẩm bẩm hàng trăm ngàn thắc mắc "vì sao như thế mà cũng có người cho con đi được?" Những bậc bố mẹ nuôi con như “thú cưng”, họ chẳng hề hỏi ý kiến con khi đăng ký trại hè đó, và cũng không cần hỏi ý kiến của con khi lập tức quyết định lôi con lên ô tô bỏ đi!
Rồi tới trường, con cái được bố mẹ lãnh hết trách nhiệm, bao bọc như thể một quả dâu tây đợi chín. Mình đã thấy bố mẹ cho con đi học muộn, bố mẹ đứng ở cổng trường "mặc cả" với Sao đỏ, cho con được trốn ghi phạt đi muộn. Nhiều bố mẹ to tiếng, mồm mắng học sinh Sao đỏ, tay đẩy con vào trường. Cho con đi học để thành tài, nhưng chính bố mẹ không tuân thủ quy định của trường, vậy sao không để con ở nhà mà tự dạy bảo lấy nhau?
Mình đi đón con ở trường Tiểu học, thấy phụ huynh bóp còi inh ỏi ngay cửa sổ lớp Một, rồi phụ huynh đánh chửi nhau giữa sân trường, rất bậy bạ. Đọc báo thì thấy phụ huynh mang súng vào trường bắn thầy, đánh cô v.v… Vâng, nhà trường không được đánh chửi "cục cưng", chỉ có học trò và bố mẹ học trò được quyền đánh chửi nhà trường.
Bố mẹ yêu con như thế có sai không? Yêu con chăm lo cho con thì không sai. Nhưng yêu cũng là dạy dỗ con bằng tình yêu. Và cái hạt mầm được trồng trong ****g kính vô trùng và tưới tắm thứ tình yêu vô bờ bến ấy đã đơm kết ra một mùa hoa trái sai, rất sai:
- Giới trẻ Việt được phục vụ, chu cấp quá nhiều: ăn quá nhiều, mặc quá nhiều, đưa đón tận nơi, đi bộ ngày càng ít đi, đi xe đạp hay tập thể dục càng hiếm hoi. Một xã hội có vẻ thừa mứa vật chất chính là một xã hội đang rúng động vì sự trống rỗng những giá trị tinh thần mà fastfood, chè khúc bạch, phim thần tượng, nhạc Hàn cũng như sự chiều chuộng của bố mẹ không mang lại được!
Ai sẽ dạy bạn trẻ biết cách hy sinh và lựa chọn? Ai sẽ dạy sự dấn thân? Ai sẽ dạy bài học làm người phải làm một công dân tử tế không vứt rác ra đường phố? Một khi cả quá trình từ bé tới lớn, giới trẻ đã được đối xử như một kẻ vô trách nhiệm với chính bản thân mình, chỉ nhận yêu thương chăm sóc thôi, không cần yêu thương trở lại, chăm sóc trở lại. Chỉ cần ngoan thôi, ngoan là có quà, không cần tạo ra bất cứ thứ quà gì cho xã hội? Và thế là những người trẻ ấy chông chênh bê những món quà nặng trĩu, không cần biết nguồn gốc của chúng ở đâu ra, khi hết thì không biết làm sao để có. Và những ông bố bà mẹ ấy, về già liệu có nhận được quà từ những kẻ chỉ biết yêu thương chính bản thân mình?
- Tự do về thân thể nhưng nô lệ về suy nghĩ: Một khi được bố mẹ trang bị cho cả từ đôi giày tới mái tóc, bằng cấp lẫn cách nghĩ, thì bố mẹ chi phối việc quan hệ bạn bè, chọn trường, yêu đương, bố mẹ xin việc hộ, bố mẹ mua xe máy cho, lấy vợ lấy chồng là hoàn toàn tất nhiên! Nếu có điều tra xã hội học, tôi tin rằng số người li hôn vì ngoại tình thấp hơn số người li hôn vì xung khắc với vợ/chồng và gia đình nội/ngoại.
Nói thật đi, trẻ sơ sinh tới 2 tuổi đã rời tí mẹ, nhưng trẻ 20 tuổi vẫn không rời được vú mẹ, thế là thế nào? Những bạn trẻ tự trang bị được cho mình kiến thức xã hội và trải nghiệm, tự xin học bổng chứ không ăn bám, tự làm ra tiền để tự mua xe mua đồ, họ mới có quyền kiêu hãnh về bản thân. Chứ bố mẹ còn phải chu cấp từ quần lót ra tới cái máy điện thoại, mà dùng cái máy đó lên mạng chụp selfie với những thứ bạn có, đấy chỉ được coi là một lớp trẻ sĩ diện và dốt nát, vì đã không nhận ra bi kịch của bản thân mình! Một đứa trẻ được bố mẹ liên tục "đút sự sĩ diện vào mồm" sẽ cảm thấy đầy kiêu hãnh khi nhìn đứa trẻ cùng lớp mẫu giáo đang “phải” tự phục vụ, học sống độc lập ngay từ lúc đang đeo bỉm.
Có một số thứ gọi là kỹ năng sống, khi mặc bỉm không học được và không được học, thì khi cưỡi xe SH cũng vẫn không thể hiểu được. Hãy tin đi, lệ thuộc cha mẹ không hề là yêu cha mẹ mình. Đã quen được phục vụ, được cưng chiều, sẽ dễ dàng tự ái, ngại khó, ngại thử thách. Với các bạn trẻ chủ động học cách kiếm ra những chiếc smart phone hay xe SH, thì đó chỉ là phương tiện để kiếm thêm tiền thôi. Còn lại, với các "cậu ấm, cô chiêu", xe hẳn phải là những phụ kiện trưng trổ diêm dúa.
- Thiếu trải nghiệm không phải do số phận: Vâng, vì sao cùng là sinh viên nhưng có những người bỏ học thành tỷ phú thế giới còn bạn cũng lấy lý do đó mà bỏ học thì chẳng trở thành cái gì cả? Bạn nghĩ bỗng dưng họ quyết định bỏ học khi chưa có gì trong tay, trong đầu? Bạn chỉ bắt chước để rồi hứng cái “trải nghiệm thất bại” thôi, chứ bạn đâu có học được “trải nghiệm thành công” của những tỷ phú ấy? Trải nghiệm càng không phải là sao chép công thức sống.
Sống mặc sức sĩ diện nhưng các thứ còn lại đều là con số không, thì thật thảm thương cho xã hội. Thử hình dung cả một giới trẻ sẵn sàng ngoảnh mặt với mọi công việc chỉ vì kén chọn, sĩ diện để "giữ hình ảnh bản thân", rồi chấp nhận giả bơ đi những bối rối cá nhân, mãi loay hoay không biết chuẩn bị sẵn sàng gì cho tương lai, không có quy hoạch cuộc sống, sao mà thấy sợ hãi…
Chỉ vì sĩ diện mà thất nghiệp, đói nghèo, nó không phải chuyện của riêng bạn, của riêng giới trẻ, nó là gánh nặng của cả xã hội này đấy ạ!
[ Trang Hạ ]
(Bạn nghĩ trong bức ảnh này, lỗi ở con hay mẹ?)

image

TẠI SAO CẦN PHẢI HỌC CÁCH KIỀM CHẾ CẢM XÚC CỦA BẢN THÂN?
------------------------------------------
1. Bố tôi vừa mua một cái smartphone, hỏi tôi cách mở wifi, tôi nói mà ông mãi không hiểu, tôi nhắc lại ông vẫn nói là ông không biết. Lúc ấy tôi ức chế, gào lên: “Thôi, bố đừng hỏi nữa, con không biết đâu!” Không biết khi ấy bố tôi đau lòng như thế nào. Ngày nhỏ, khi tôi chưa biết thứ gì, bố tôi đã kiên nhẫn dạy tôi bước đi, dạy tôi học nói, dạy tôi ăn cơm... Giờ mỗi lần nghĩ lại đều thấy hối hận...
2. Cái gì cũng nói toạc ra, cái gì cũng bộc phát hết không phải là thẳng tính, mà là thiếu giáo dục.
3. Không thể vừa xấu, vừa lùn lại còn xấu tính đúng không?
4. IQ đã thấp thì không thể khiến EQ cũng thấp theo được.
5. Nổi giận là bản năng, khống chế cảm xúc là bản lĩnh.
6. Vì bố tôi không phải tỷ phú, người yêu tôi không phải đại gia, tôi không giỏi, không đẹp, không có khả năng muốn làm gì thì làm. Vậy nên phải học được cách kiềm chế bản thân, để trở thành một người bình thường không tầm thường.
7. Tất cả những cảm xúc không tốt, đơn giản đều đến từ kì thị, mập lên, thiếu tiên và không có người yêu.
8. Tính tốt là do cọ xát nhiều mà thành, tính xấu là do bị chiều mà ra. Người sửa được tính cách của bạn là người bạn yêu, người chịu được tính cách của bạn là người yêu bạn.
9. Nếu bạn đúng, bạn không cần phải nổi giận. Nếu bạn sai, bạn không có tư cách nổi giận.
10. Sai lầm lớn nhất của chúng ta chính là lưu lại tất cả những tật xấu, những cảm xúc tiêu cực nhất cho những người thân yêu nhất.
11. Nếu ngay cả cảm xúc của bản thân mà còn không khống chế được thì dù cho bạn cả thế giới, sớm hay muộn bạn cũng sẽ phá hủy tất cả.
12. Một lời hay có thể sưởi ấm cả mùa đông, một câu không hay làm rét lạnh cả tháng Sáu. Bạn sẽ không biết được một lời buột miệng lúc nóng giận của bạn có thể tổn thương người khác như thế nào, kể cả đó là những người thân thiết nhất.
Càng trưởng thành càng phải học được cách bao dung, học được cách khống chế cảm xúc. Đừng để những xúc động nhất thời khiến bạn vuột mất người bạn yêu thương nhất hoặc ảnh hưởng khogn6 tốt đến các mối quan hệ xung quanh bạn.
Nguồn: Sưu tầm

image

đừng ghen tị, hạnh phúc của người khác sẽ chỉ là hạnh phúc đối với riêng họ mà thôi...

"Trong vườn bách thú, có một khu chuyên nhốt động vật hoang dã. Một con sư tử cô đơn, mất tự do bị nhốt trong đó. Nó không hề biết bầu trời ngoài kia bao la thế nào, cả ngày chỉ ở trong không gian nhỏ bé chật hẹp. Những lúc buồn bã cô đơn, nó chỉ biết ngẩn ngơ đứng nhìn về nơi xa xăm…
Nhiều khi mọi người thấy nó lặng lẽ thất thần, đôi khi cọ đầu vào song sắt xung quanh, nhưng không thể phá vỡ cái ****g kiên cố ấy, chỉ biết than thở cho số mệnh của mình.
Một đêm nọ, khi nhân viên quản lý đã chìm vào giấc ngủ, một con sư tử từ rừng sâu đi tới, đến gần ****g sắt, nói với con sư tử trong ****g: “Anh bạn, cậu thật hạnh phúc, hằng ngày không phải lo đến cái ăn cái uống, đâu giống như tôi cả ngày mệt mỏi chạy đây chạy đó, cậu thật hạnh phúc.”
Nghe thế, sư tử trong ****g cười khổ, “Cậu không biết tôi ở trong này khổ sở đến thế nào đâu, cả đời chẳng có tự do, đâu được chạy nhảy trên đồng cỏ bát ngát như cậu. Đó mới là hạnh phúc.”
Sư tử bên ngoài trả lời: “Tự do thì tự do, nhưng cậu không thấy chúng tôi phải vất vả thế nào để sinh tồn đâu, đâu vô lo vô nghĩ giống cậu. Ở đây mới tốt thực sự.”
Trời dần sáng, sợ quản lý bắt gặp, sư tử bên ngoài chào tạm biệt bạn rồi nhanh chóng trở về rừng sâu. Sau khi chia tay, cả hai đều ngưỡng mộ và mong muốn có cuộc sống của đối phương.
Quả nhiên một lần tình cờ, hai con sư tử đã hoàn thành được tâm nguyện, chúng đã đổi hoàn cảnh sống cho nhau. Mọi người đều nghĩ hai con sư tử giờ đều sống tốt, thế nhưng không ngờ chúng lại đánh đổi cả mạng sống.
Con sư tử bị nhốt trong ****g trước đây vì không được rèn luyện thiếu kỹ năng sinh tồn nên khi giao đấu với động vật khác đã bị c ắ n c h ế t; con sư tử còn lại vì đã quen với cuộc sống tự do tự tại, bị nhốt trong ****g một thời gian không thể chịu được, cuối cùng nóng nảy húc đầu vào ****g sắt mà ra đi.

Mọi người thường mang tâm lý những thứ của người khác mới là tốt, của mình dù tốt thế nào cũng không nhận ra. Ta thường dễ dàng nhận ra niềm vui của người khác dù là nhỏ bé, mà không hề thấy nỗi vất vả của họ, sau đó hoàn toàn quên rằng mình đã có rất nhiều điều hạnh phúc.
Khát khao có cuộc sống của người khác, nhưng nếu thực sự bước chân vào cuộc sống đó, chúng ta sẽ không thích ứng được, từ đó đánh mất hạnh phúc vốn có. Cho nên trên đường đời, điều duy nhất chúng ta có thể làm là yêu thích và say mê, cho mình hy vọng và động lực, đi đúng hướng, thực hiện ước mơ của riêng mình."

image

LỚN RỒI… NGHĨ KHÁC ĐI🌏

🌱1. Mỗi một phút một giây đều là đang trôi đi mất, không thể lấy lại được nữa. Không có gì quý giá bằng thời gian, cũng không có gì vô tình bằng thời gian.
🌱2. Biết thức đêm không tốt, nhưng còn trẻ khỏe, bạn thấy cũng không sao? Sao chẳng ai nghĩ vậy khi biết có bom nổ chậm đang đếm ngược trong tòa nhà.
🌱 3. Đã xấu thì phải học giỏi. Càng học giỏi thì càng đỡ phải cầu cạnh người khác.
🌱 4. Không có bạn, trái đất vẫn quay, chim vẫn hót, chợ vẫn đông, mạng vẫn xì xào, chỉ những người thân của bạn là đau lòng. Nhìn đi đâu xa quá mà làm gì.
🌱 5. Nghịch lý đau lòng hay gặp nhất là, người quan tâm đến bạn, bạn lại bỏ mặc; người không quan tâm đến bạn, bạn lại theo đuổi.
🌱 6. Những việc không vừa ý mình thì có đầy ra đó, có người trút ra được, cũng có người trút không được. Còn sống là còn thấy mặt trời mọc, có nhiều việc thích hợp hơn đang chờ kia mà.
🌱 7. Nếu đã không muốn biết câu trả lời, thì tuyệt đối đừng có hỏi.
🌱 8. Không ai là cả thế giới, nhưng cũng chẳng ai chỉ có một mình.
🌱 9. Khi bạn nói ra bí mật của mình, chính bạn còn không giữ được thì đừng chắc chắn người khác giữ bí mật đó cho bạn.
🌱 10. Trưởng thành không phải là khoe những điều lớn lao, mà là trân trọng những điều nhỏ bé.
🌱 11. Nguyên nhân mối quan hệ trở nên nhạt nhòa, đó là người này không nói, người kia cũng không hỏi; người này cô đơn, người kia phớt lờ. Trong lúc thời gian trôi qua, chúng ta cũng đang thay đổi dần dần. Đồ không còn mới, người chẳng như xưa, rồi đến lúc muốn quay lại cũng không được.
🌱 12. Bạn nghĩ mới chỉ tìm ra được đam mê là đã thành công rồi sao?
🌱 13. Đừng cãi lý với kẻ say, đừng bắt tay với kẻ xấu, đừng chiến đấu với kẻ liều, đừng nói nhiều với kẻ ngu.
🌱 14. Trên đầu không có ô, chạy phải nhanh hơn người khác. Trước mặt không ai dắt, nhất định phải nhìn đường thật kỹ. Đằng sau không ai chống lưng, tuyệt đối không thể ngã xuống được.
🌱 15. Đừng dọa trẻ con sợ ma, hãy dạy chúng chiến đấu với nỗi sợ hãi. Đừng dọa trẻ con sợ cảnh sát, hãy dạy chúng tôn trọng pháp luật. Đừng dọa trẻ con sợ đau, hãy dạy chúng đứng lên sau vấp ngã.

sƯu TầM✌️

image

3 KIỂU NÓI CHUYỆN CỦA NGƯỜI EQ THẤP NHƯNG CỨ NGHĨ MÌNH KHÔN KHÉO!!!
----------------------------------
Người xưa có câu, người có uy đức thì không nói nhiều, người giảo hoạt mới dùng nhiều lời để nói. Có rất nhiều lúc, nói chuyện càng lắm, người ta càng vô tình thể hiện trình độ EQ thấp của bản thân mà không hay biết.

Ernest Hemingway là nhà báo, tiểu thuyết gia nổi tiếng người Mỹ. Ông cũng chính là tác giả của cuốn sách “Ông già và biển cả”. Ernest từng nói: “Chúng ta mất hai năm để học nói, nhưng lại mất hơn 60 năm cuộc đời còn lại để học cách im lặng. Về sau này, khi càng nói nhiều, khoảng cách giữa con người lại càng xa cách hơn, mâu thuẫn cũng nhiều hơn”.

Những người không biết cách im lặng giống như loài ve sầu ồn ào giữa mùa hè nóng bức, quấy nhiễu sự thanh tĩnh của mọi người, lại trốn không thoát sự khó chịu dai dẳng này.

Kỳ thực, biết cách giữ im lặng cũng là một phép lịch sự cơ bản, cũng là một khóa học bắt buộc trong công việc và cuộc sống. Nó có thể cho thấy sự tu luyện, trí tuệ và tính cách của một cá nhân.

Nhà văn vĩ đại người Mỹ Mark Twain từng tình cờ ghé qua một nhà thờ. Trong lúc bắt đầu lắng nghe thuyết giảng của mục sư tại đây, ông thấy rất cảm động trước bài diễn văn, còn dự định sẽ lấy một khoản tiền lớn để quyên tặng nhà thờ.

Tuy nhiên, nhiều phút sau, vị mục sư vẫn tiếp tục nói và Mark Twain nhanh chóng cảm thấy nhàm chán. Số tiền ông dự định quyên tặng đã được giảm xuống một nửa trong lòng.

Lại thêm nhiều phút nữa, khi vị mục sư trên bục vẫn không có dấu hiệu ngừng lại, Mark Twain cảm thấy không chịu nổi nữa, ông quyết định sẽ không quyên tặng tiền nữa.

Trong tâm lý, hiện tượng này gọi là “hiệu ứng quá giới hạn”, nghĩa là khi bị kích thích quá nhiều, quá mạnh và thời gian tác dụng quá lâu sẽ dẫn đến hiện tượng phản tác dụng, tạo ra tâm lý cực kỳ khó chịu cho người khác.

Cho nên, càng là người thông minh thì càng phải nhận ra rằng, trong cuộc sống, không phải lúc nào cũng có thể vui cười và nói chuyện tùy tiện với người khác. Lời nói có thể đem lại sự thoải mái, vui vẻ trong giao tiếp nhưng ngược lại, nó cũng có thể trở thành con dao hai lưỡi, tổn hại lợi ích của chính mình.

Tất cả phụ thuộc vào sự khôn ngoan nằm trong trình độ EQ của mỗi người.

Chu Dịch có câu: “Cát nhân chi từ quả, táo nhân chi từ đa”.
Điều này ngụ ý là người có uy đức thì không nói nhiều, người giảo hoạt mới dùng nhiều lời để nói.

Lời nói phần nào phản ánh tâm hồn của mỗi người. Lời nói ra, kỳ thực có thể nhìn thấu rất nhiều điều trong đó. Chỉ cần để tâm quan sát, chúng ta sẽ phần nào hiểu được trình độ EQ của một người, đánh giá họ có đủ khôn ngoan trong giao tiếp hay không.

Mà người có 3 biểu hiện sau đây trong quá trình giao tiếp thường được đánh giá là EQ thấp mà không hề hay biết:

1. Người thích nói nhảm, nói lời vô nghĩa
Những người như vậy luôn nói mà không suy nghĩ, bản thân còn chưa thấu đáo cặn kẽ mọi chuyện đã bắt đầu nói nhảm.

Khi tiếp xúc với kiểu người này trong tình huống thông thường, chúng ta có thể vui vẻ nhẹ nhàng giao tiếp mà không phải cẩn trọng quá nhiều. Họ luôn tìm ra đề tài câu chuyện để nói không ngừng nên bầu không khí chẳng bao giờ trở nên tẻ nhạt, nhàm chán. Họ cũng không biết cách quanh co lòng vòng, có gì nói nấy, không âm thầm bày mưu tính kế trong từng câu từng chữ.

Tuy nhiên, nếu đặt trong những trường hợp quan trọng, những lời nói nhảm vô nghĩa có thể gây mất thời gian, gián đoạn sự tập trung, tạo ra cảm giác khó chịu mà người ta khó lòng thoát khỏi. Mà đôi khi, họ cũng có thể vô tình nói lỡ, tiết lộ những điều không nên, dễ tạo thành những rắc rối không cần thiết.

2. Tự cao tự đại, khoe khoang thể hiện
Đạo Đức Kinh có câu: “Chân nhân bất lộ tướng” nghĩa là những người tài giỏi thường ít thể hiện ra bên ngoài. Họ là những người rất giỏi giang, ở một trình độ cao nhưng rất bình thản, không thể hiện ra dù họ có những tiềm năng rất lớn.

Ngược lại, “thùng rỗng kêu to”, kẻ càng ít bản lĩnh lại càng thích nói chuyện khoe khoang, nỗ lực thể hiện sự giỏi giang của mình. Họ không biết rằng, chính tính cách tự cao tự đại, không biết khiêm nhường này đã thể hiện trình độ EQ thấp, khiến người khác tránh xa.

3. Thích đàm luận chuyện cá nhân, riêng tư của người ngoài
Những người này tự cho bản thân là kẻ ngoài cuộc, không liên quan tới chuyện xấu, cho nên họ có thể dễ dàng đem chuyện của người khác ra đàm luận, nhận xét lung tung, điển hình của tâm lý “chỉ sợ thiên hạ không loạn” nên cố ý “thêm dầu vào lửa”.

Đối với họ, rắc rối hay nan đề của người ngoài đều có thể trở thành đề tài câu chuyện, để họ có cái cớ tùy ý bình luận, ra mặt phán xét, nêu cao sự chính trực, khôn ngoan và tử tế của bản thân.

Mặc dù, bản chất sự thật được biết tới còn không tới một phần mười. Bất chấp, những lời đàm luận nói ra có trở thành một lưỡi dao sắc bén đâm vào trái tim đương sự hay không. Trên đời này, miệng lưỡi thế gian là đáng sợ nhất.

Nếu con người cũng chỉ biết nói chuyện mà không kiểm soát được từng lời nói ra thì chúng ta có khác gì với dế mèn trong bụi cỏ, ếch xanh bên hồ ao, kêu ồm ộp oàm oạp vô nghĩa không ngừng?

Khổng Tử dạy: “Thị vu quân tử hữu tam khiên: Ngôn vị cập chi nhi ngôn vị chi táo, ngôn cập chi nhi bất ngôn vị chi ẩn, vị kiến nhan sắc nhi ngôn vị chi cổ”, tức là người quân tử thì có ba điều hổ thẹn.

Chưa đến lượt nói mà đã cất lời hấp tấp, mạo phạm người khác rồi. Đến lúc nói mà lại im lặng, thì chính là lấp liếm. Không nhìn xét đến tâm trạng người khác, không quản sự rối ren của tình huống mà đã phán xét, thì có thể còn phạm sai lầm lớn hơn.

Bản thân nhà triết học vĩ đại Socrates cũng từng giảng về đạo lý “ba cái sàng” trong giao tiếp: “Khi bạn muốn nói chuyện với ai đó, ít nhất hãy dùng ba cái sàng để lọc. Cái thứ nhất gọi là sàng chân thực, cái thứ hai là sàng thiện ý và cái thứ ba là hữu ích, chính là điều chúng ta muốn nói có quan trọng hay không.”

Nếu có chuyện bạn không hiểu, hãy im lặng, bởi vì bạn không bao giờ biết hết những gì người khác đã phải trải qua. Nếu bạn hiểu, thì càng nên im lặng hơn nữa.

Theo Trí thức trẻ

image