CON HAY CÁU GIẬN, BỐ MẸ ĐỪNG VỘI TRÁCH MẮNG CON
Hãy tìm hiểu nguyên nhân sau:

1. Do người lớn quá nuông chiều
Cha mẹ nào cũng yêu thương con cái. Đôi khi sự yêu thương quá mức sẽ gây tác dụng phụ, khiến con hình thành nhiều tính xấu.

Các chuyên gia tâm lý phân tích: Một đứa trẻ nếu được chiều chuộng và bao bọc quá đà sẽ dẫn sự yếu kém về mặt tâm lý. Nuông chiều quá mức sẽ khiến trẻ hình thành thói quen la hét để được thỏa mãn yêu cầu.

Khi có việc nào không như ý muốn, trẻ sẽ khó chấp nhận và thích nghi. Trong trường hợp này, trẻ có xu hướng la hét, cáu giận để vòi vĩnh, “uy hiếp” bố mẹ làm theo mong muốn của mình.

2. Do trẻ thường xuyên có cảm giác thất bại

Khi gặp nhiều thất bại, trẻ cũng dễ có tính khí thất thường, bốc đồng. Trong quá trình trưởng thành, mỗi đứa trẻ đều mong muốn được tự lập, tự điều khiển mọi thứ xung quanh.

Tuy nhiên sự can thiệp quá mức của bố mẹ khiến trẻ không học được những kỹ năng trên. Hoặc cũng có thể trẻ cảm thấy bản thân không đủ năng lực làm việc gì đó, dần dần nảy sinh cảm giác tự ti, bực bội, cáu giận. Những lúc này trẻ thường bộc lộ sự tức giận với người thân thiết nhất. Bởi đó cũng là người trẻ cảm thấy an toàn nhất, người nuông chiều, nhường nhịn trẻ nhất. Khi trẻ cảm thấy bất lực hay thất bại sẽ trở nên tự ti, dần dần trẻ trở nên dễ nổi cáu như một cách phát tiết tâm trạng của mình.

3. Do cách giáo dục của gia đình không đồng nhất

Nếu các thành viên trong gia đình không thống nhất về các biện pháp giáo dục thì trẻ sẽ có xu hướng “nhìn người để xử sự”.

Chẳng hạn nếu bố không cho xem tivi nhưng chỉ cần khóc thét lên thì mẹ lại lập tức “đầu hàng” hay bố mẹ không cho phép ăn kẹo nhưng trẻ chỉ cần tức giận, la hét là ông bà liền lén giấu bánh kẹo cho cháu ăn. Sau một hai lần thành công, trẻ sẽ có thói quen cáu giận để đạt mục đích.

4. Do trẻ thiếu cảm giác an toàn

Bất kể là trẻ nhỏ hay người lớn, thì hầu hết tâm trạng phẫn nộ đều xuất phát từ sự sợ hãi, bất an. Trẻ nhỏ tâm lý chưa vững, lại thiếu hụt các kỹ năng xã hội nên một khi cảm thấy thiếu an toàn sẽ dễ nổi cáu.

Đây vừa là cách trẻ bộc lộ nỗi sợ hãi của mình, vừa để thu hút sự chú ý của người lớn.
5. Do trẻ không phân biệt được động và tĩnh

Ở độ tuổi còn nhỏ, rất nhiều sự vật mà trẻ chưa thể phân biệt là động hay tĩnh. Trong mắt trẻ, tất cả những thứ xung quanh như cái bàn, cái ghế, đồ chơi,… đều thuộc trạng thái động.

Khi một vật nào đó không hoạt động giống với tưởng tượng mà trẻ ấn định, trẻ dễ bị mất hứng và nổi nóng, cáu giận vô cớ.

6. Do trẻ không được thấu hiểu

Trẻ từ 3 tuổi trở lên đã hình thành những suy nghĩ riêng về mọi sự vật, sự việc xung quanh. Nhiều khi trẻ luyên thuyên về một điều gì đó nhưng bố mẹ lại không để ý hoặc lơ đi vì bận rộn.

Thậm chí bố mẹ quát trẻ vì cảm thấy phiền. Điều này vô tình khiến trẻ ức chế và nổi nóng.

===> Các cách khắc phục trẻ khi cáu giận :

1. Chú ý lắng nghe trẻ

Khi trẻ cáu giận, bố mẹ cần bình tĩnh và có thái độ ôn hoà. Hãy hỏi và lắng nghe lý do con nổi cáu. Khi thấy bản thân được lắng nghe, trẻ sẽ dịu cơn nóng giận.

2. Bao dung và dạy trẻ cách cư xử đúng mực

Sau khi trẻ đã bình tĩnh trở lại, bố mẹ mới nhẹ nhàng phân tích vì sao yêu cầu của trẻ không được đáp ứng. Bên cạnh đó bố mẹ hướng dẫn cách thể hiện cảm xúc đúng đắn, tích cực thay vỉ nổi cáu.

3. Hãy an ủi trẻ

Khi trẻ đưa ra yêu cầu, bố mẹ hãy đáp ứng nếu có thể. Ví dụ mùa hè trẻ muốn ăn kem thì mua cho trẻ một cây kem cũng không vấn đề. Nhưng nếu mùa lạnh thì bạn nên từ tốn giải thích cho trẻ vì sao không thể ăn kem vào thời tiết này.
Nguồn sưu tầm

image
image
image
image