KHỦNG HOẢNG TUỔI LÊN 3
Rất nhiều bậc phụ huynh nói rằng ở giai đoạn 1 -2 tuổi, con họ rất đáng yêu. Bé ngoan ngoãn và nghe lời, rất dễ thương và luôn mang lại tiếng tiếng cười cho mọi người. Trẻ đã biết cách tự làm nhiều việc cho mình ,biết tự mặc quần áo, học cách bày tỏ suy nghĩ và đề xuất ý kiến. Bé có thể chơi mà không cần sự can thiệp của người lớn. Nhưng bỗng nhiên chỉ khoảng vài tháng sau, khi bé bước vào 3 tuổi. Cha mẹ cảm thấy rất bất ngờ đối với những hành vì của con mình. Không hiểu tại sao con mình lại như vây?
1. Khủng hoảng tuổi lên ba là gì?
Khi nghe đến cụm từ “khủng hoảng” ắt hẳn cha mẹ sẽ cảm thấy nó rất nghiêm trọng. Nhưng thực chất đây là một bước ngoặt trong quá trình phát triển tinh thần bình thường của trẻ. Ở trẻ em sẽ trãi qua những cuộc “khủng hoảng” vào thời điểm sơ sinh, lúc 1 tuổi, lúc 3 tuổi, lúc 13 tuổi và lúc 17 tuổi. Những cuộc “khủng hoảng” này thực chất chỉ là những dấu mốc phát triển trong sự thay đổi về cách trẻ nhìn nhận về bản thân mình và môi trường xung quanh. Ở giai đoạn 3 tuổi, trẻ em phát triển mạnh nhận thức và quan sát, thường bắt chước người lớn và trải nghiệm nhu cầu giao tiếp.
Khả năng suy nghĩ của trẻ phát triển, trẻ muốn nói cho cha mẹ hiểu nhưng do khả năng diễn đạt chưa tốt nên đôi khi gây mâu thuẫn. Trẻ nhận ra bản thân mình là một cá thể riêng biệt, khác với người khác. Trẻ tự chủ hơn, đòi tự làm và không cho cha mẹ giúp. Hiện tượng “con tự làm” ngoài ý nghĩa trẻ muốn tự chủ nó còn thể hiện trẻ muốn tách ra khỏi người lớn, điều mà cha mẹ thường không thích nhất. Có lẽ cha mẹ chưa chuẩn bị tinh thần khi con mình bắt đầu tự chủ. Điều nãy dẫn đến mâu thuẫn giữa cha mẹ và con.
Khả năng cảm xúc cũng dần phát triển. Ngoài những cảm xúc vui buồn trẻ có thể cảm thấy tự hào, xấu hổ, đồng cảm,…Nên sẽ có những lúc bạn thấy rất bất ngờ vì những phản ứng kì lạ của bé, không đáng yêu như trước.
2. Biểu hiện của khủng hoảng lên 3
Cuộc “khủng hoảng” này như một giai đoạn phát triển thông thường của trẻ. Nó sẽ trở nên dễ dàng hơn khi cha mẹ hiểu về nó.
Một số biểu hiện như:
Phản ứng tiêu cực: nó liên quan đến thái độ của trẻ với người khác. Ví dụ, đứa trẻ từ chối tuân thủ một số yêu cầu của người lớn và làm ngược lại. Trẻ cố chấp không làm theo những gì trước đây bố mẹ chỉ dẫn, không thực hiện những quy tắc bố mẹ đưa ra (trước đó trẻ vẫn làm theo).
sự bướng bỉnh: thể hiện một phản ứng quyết liệt đối với quyết định của chính mình. Ví dụ, đứa trẻ khăng khăng đòi hỏi về quyền quyết định của mình.
Tự chủ: ví dụ như trước đây, khi trẻ muốn làm một điều gì thì sẽ xin phép bố mẹ trước. Nhưng hiện tại trẻ hay tự làm mà không cần sự chấp thuận của ai cả.
Trẻ có thể không hứng thú với những thứ trước đây đã từng rất thích. Thậm chí có những hành vi rất ngang ngược. Bạn có thể nhận thấy trẻ “ăn vạ” khác hơn so với trước. Hành vi ăn vạ kéo dài hơn và cường độ dữ dội. Đôi khi bạn đáp ứng nhu cầu của trẻ rồi nhưng vẫn không dừng ăn vạ.
3. Cha mẹ nên làm gì?
Thực chất đứa trẻ cũng rất khó khăn trong giai đoạn này, trẻ cũng hoàn toàn không mong muốn bản thân như vậy. Nhưng đây là một quá trình tất yếu để phát triển.
3.1 Giúp trẻ giải tỏa cảm xúc
Khi trẻ có những cảm xúc tiêu cực hay những hành vi không kiểm soát, giận giữ. bạn hãy giúp trẻ giải tỏa những cảm xúc tiêu cực đó ra ngoài (Ví dụ, những cảm xúc như phẫn nộ và tức giận có thể được giải tỏa bằng các trò chơi vận động).
3.2 Hãy chú ý khi nói với con trẻ
Cha mẹ hãy chú ý khi nói với con trẻ, vì ở tuổi này trẻ đã có thể hiểu nhiều điều từ câu nói của người lớn.
“Một đứa trẻ ngoan là sẽ không bao giờ giận dữ”
“Một đứa trẻ tốt sẽ không hỗn với bố mẹ”.
Cha mẹ không nên dùng một hành vi không tốt của trẻ mà đánh giá cả con người đứa trẻ.
3.3 Cho phép bé quyền tự quyết
Khi đứa trẻ mong muốn đưa ra quyết định của riêng mình. Cha mẹ hãy cho phép bé đưa ra lựa chọn tự do (nếu nó khả thi và không gây nguy hiểm). Điều này hình thành trách nhiệm và niềm tin của trẻ vào bản thân mình.
3.4 Không đàn áp trẻ bằng mọi hình thức
Không đàn áp những ý kiến của trẻ, có thể hỗ trợ trẻ cùng tìm ra một phương án khả thi. Bạn có thể dùng hình phạt với trẻ nhưng hãy giải thích rõ ràng cho trẻ vì sao. Nếu trẻ sai, hãy giải thích rõ ràng nó sai như thế nào và vì sao bạn không đồng ý. Tuy nhiên, trong mọi tình huống (kể cả lúc phạt bé) thì cha mẹ vẫn cho trẻ hiểu rằng cha mẹ vẫn rất yêu trẻ. Ví dụ : khi trẻ làm điều gì sai, bạn có thể phạt bé, nhưng hãy nói rõ ràng rằng mẹ phạt vì con có hành vi đó sai, nhưng mẹ thì vẫn yêu thương con”. Điều này giúp trẻ cởi mở hơn và cảm thấy tự tin trong gia đình.
3.5 Luôn nhất quán với trẻ
Gia đình vẫn nên có những luật lệ riêng. Và dù trẻ hay bất cứ thành viên nào phạm phải cũng sẽ phải nhận hình phạt như nhau.
Đây không chỉ là cuộc “khủng hoảng” của riêng trẻ mà còn của cha mẹ.
4. Kết luận
Khủng hoảng lên 3 rõ ràng không đơn thuần chỉ là cuộc “khủng hoảng” của riêng đứa trẻ. Mà rõ ràng nó cũng là cuộc khủng hoảng của cả cha mẹ. Cha mẹ hoang mang với những hành vi và cảm xúc của con mình. Rồi từ đó lại lỡ làm tổn thương đứa trẻ.
Người lớn cũng cần hiểu rằng xung đột với trẻ trong nhiều lần trong cuộc khủng hoảng năm thứ ba là không thể tránh khỏi. Nhưng trẻ không được làm ảnh hưởng tâm lý của trẻ. Nếu trẻ phải liên tục che giấu những nhu cầu của bản thân. Trẻ luôn phải lo lắng cố gắng đoán ý kiến của người khác và hành động theo ý người khác muốn. Điều này chắc chắn dẫn đến sự phát triển tâm lí không tốt cho trẻ. Hãy cùng con vượt qua giai đoạn này để bé phát triển khỏe mạnh nhé.

image