10 NGHỆ THUẬT BÁN HÀNG ĐỈNH CAO

undefined

10 NGHỆ THUẬT BÁN HÀNG ĐỈNH CAO

10. Sử dụng ảnh quảng cáo hoành tráng bắt mắt
Trên hình là bức ảnh một chiếc bánh Hamburger trong quảng cáo và ngoài đời thật. Rõ ràng các nhiếp ảnh gia đã sử dụng rất tốt photoshop để làm nổi bật sự tươi mát ngon miệng của sản phẩm. Mẹo này cũng được những người bán rau xanh sử dụng khá thành công.

9. Sử dụng khẩu hiệu chống quảng cáo
"Xin lỗi, nhưng chúng tôi không thể bán cho bạn chiếc xe này". Đó gần như là thông điệp cơ bản trong một số khẩu hiệu của Volkswagen. Câu nói này có thực sự muốn ngăn cản mọi người mua xe của họ?
Ngược lại: nó sẽ gây được sự chú ý nhiều hơn và tất nhiên doanh số bán hàng cao hơn. Những khẩu hiệu kiểu này nhằm đánh vào tâm lí "không tin vào quảng cáo của khách hàng".

8. Bán phá giá cực cao
Nghệ thuật bán hàng này là một cái bẫy thông minh hiệu quả với gần như mọi khách hàng. Nguyên tắc của nó như sau: Những món đắt tiền nhất sẽ được đưa lên đầu tiên, trong khi những thứ rẻ hơn thì được cho về phía sau trong menu. Tuy nhiên những món phía sau cho dù có rẻ hơn những món phía trước nhưng nó vẫn đắt hơn so với giá thực tế rất nhiều.

Chiến thuật này được các nhà hàng áp dụng một cách triệt để. Một chai nước ngọt cùng loại có giá khác nhau trong siêu thị, quán cà phê, ga tàu lửa, và trong nhà hàng. Mọi người có xu hướng coi nhà hàng đáng tin cậy hơn về chất lượng, vì vậy mà giá trong nhà hàng có thể cao gấp 2- 3 lần. Thế nhưng khách hàng vẫn mỉm cười và dẫm vào cái bẫy ngọt ngào đó.

7. Giá mồi - Đỉnh cao của nghệ thuật bán hàng
Sự đắt rẻ thật ra là một khái niệm mang tính tương đối. Ví dụ nếu đặt cốc cà phê 6$ cạnh cốc cà phê 5$ tất nhiên bạn sẽ thấy cốc cà phê 6$ là cốc đắt. Thế nếu đặt thêm một cốc cà phê (có thể to hơn một chút) có giá 9$ bên cạnh bạn sẽ lại thấy cốc cà phê 6$ là hoàn toàn hợp lí. Như vậy cốc cà phê có giá 9$ đó là giá mồi. Người ta thường tạo giá mồi cho sản phẩm bằng cách tạo một sản phẩm cùng loại nhưng khác về kích thước một chút với cái giá cao hơn một cách hợp lí để so sánh. Điều này có hiệu quả bắt buộc khách hàng đưa ra một quyết định "đúng". Thay vì lựa chọn "có mua hay không?" bạn sẽ bị định hướng sang " nên mua loại nào?".

6. Giảm giá giả
Trong các cửa hàng, chúng ta thường thấy những thẻ giá với giá cũ bị gạch đi và giá mới được biết bằng chữ số lớn hơn. Tuy nhiên có lẽ ít người nhận ra rằng , nhiều khi việc giảm giá như vậy hoàn toàn là giả mạo. Trên thực tế, những người bán hàng chỉ đơn giản là "phóng to" giá cũ lên 20%, và hi vọng rằng chả ai nhớ giá gốc của sản phẩm đó.

5. Giảm kích thước/ số lượng
Một trong những cách lừa dối khách hàng được những người bán hàng yêu thích đó là giảm kích thước và số lượng của sản phẩm. Bằng cách này nhà sản xuất vẫn duy trì được một tỉ lệ lợi nhuận ổn định mà không cần tăng giá. Còn khách hàng chỉ cảm thấy một điều duy nhất là "giá cả nó vẫn như thế".

4. Hiệu ứng Gruen
Khu mua sắm khép kín đầu tiên trên thế giới được thiết kế bởi kiến trúc sư Victor Guren. Trước đó các khu mua sắm bao gồm các tòa nhà một tầng tách rời, được nối với nhau bằng lối đi bộ. Victor Guren đã kết hợp vô số cửa hàng dưới một mái nhà, tạo ra một siêu thị mazelike.
Ngày nay, gần như tất cả các siêu thị được xây dựng theo cách này. Đi bộ quanh một trung tâm mua sắm lớn sẽ dễ làm bạn mất khả năng đưa ra những quyết định đúng đắn. Kết quả là, bạn có khả năng mua sắm và chi tiêu nhiều hơn dự kiến ban đầu.

3. Giỏ hàng lớn
Khi khách hàng sử dụng những giỏ hàng lớn, họ có thể chi tiêu nhiều hơn 40% so với dự kiến ban đầu. Cùng với đó các nhân viên siêu thị thường cố tình đặt những thực phẩm cần thiết, thông dụng như bánh mì, sữa, mì tôm ở cuối dãy hàng. Điều này đảm bảo rằng khách hàng sẽ phải đi một quãng đường dài để đến được đó. Khả năng khách hàng sẽ chọn thêm thứ gì trên đường đi là rất cao.

2. Chủ nghĩa nhân chủng
Nhân chủng học có nghĩa là chúng ta có khuynh hướng thiện cảm với những vật và sinh vật có phẩm chất con người. Điều này thể hiện ở một số việc như đưa ra những cái tên tình cảm cho xe ô tô, nói chuyện với động vật như thể chúng là con người. Chủ nghĩa nhân chủng sẽ tăng cường lòng tin của người tiêu dùng vào sản phẩm của công ty dẫn đến tăng doanh số bán hàng.

1. Sự bố trí tinh vi của các sản phẩm
Trong bất kì một siêu thị nào, các kệ hàng đầu được dành riêng cho những thương hiệu ít nổi tiếng. Những kệ trung gian (còn gọi là "Kệ vàng"), nơi ngang với tầm mắt của con người là dành cho các thương hiệu phổ biến, được quảng cáo mạnh mẽ. Trong khi đó các kệ dưới cùng là dành cho các sản phẩm hầu như không ai biết đến và sản phẩm dành cho trẻ em.

Cre: Làm giàu từ kinh doanh

4 Views