ĐẠI BÀNG ĐẬP GÃY MỎ, BẺ MÓNG VUỐT NĂM 40 TUỔI

undefined

SỰ THẬT VỀ ĐẠI BÀNG ĐẬP GÃY MỎ, BẺ MÓNG VUỐT NĂM 40 TUỔI
Đại bàng có tuổi thọ trung bình khoảng 70 tuổi, có thể xem là một trong những loài động vật có tuổi thọ cao nhất. Thế nhưng trước khi đạt đến độ tuổi này, đại bàng phải trải qua một khoảng thời gian khắc nghiệt và đầy đau đớn.
Ở năm 40 tuổi, móng vuốt đại bàng dài ra và không còn linh hoạt để có thể quắp mồi được nữa. Chiếc mỏ dài và sắc bén của nó cùn đi, cong lại. Đôi cánh già nua, nặng nề, bộ lông mọc dài, bết dính khiến cho nó không thể bay lượn và săn mồi. Đây là lúc mà đại bàng phải đưa ra 2 quyết định: Nằm chờ chết hoặc phải tự trải qua một cuộc lột xác đau đớn kéo dài 150 ngày.
Tại tổ đại bàng trên đỉnh núi, nó sẽ đập mỏ vào mỏm đá cho đến khi gãy rời ra. Khi mỏ mới hình thành, nó lại bắt đầu bẻ gãy hết toàn bộ móng vuốt. Khi móng vuốt mới đủ chắc, nó lại tự nhổ đi từng sợi lông cho đến khi nhẵn nhụi và chờ lông mới hình thành. Một quá trình lột xác đầy đau đớn... mà chắc chắn nếu không có một ý chí kiên cường sẽ không thể nào vượt qua.
Không như tất cả mọi loài đều chạy trốn cơn bão, đại bàng sẽ bay lên đỉnh núi thật cao đứng chờ. Và khi cơn bão ập đến, đại bàng sẽ tận dụng sức mạnh của cơn bão để đưa đôi cánh của mình bay thật cao lên bầu trời. Đối với đại bàng, cơn bão không hề là một điềm dữ. Nó là đòn bẩy, là cơ hội để củng cố thêm quyền lực thống trị bầu trời cho đại bàng.
-----------
Ở trên là câu chuyện về đại bàng mà ít nhiều các bạn ở đây đã từng nghe qua. Đặc biệt trong các buổi diễn thuyết về khởi nghiệp hoặc các khóa học bán hàng, người ta thường mang câu chuyện này ra để truyền cảm hứng cho người xem.
Riêng cá nhân mình, cũng ko rõ thực hư thế nào vì tìm trên mạng ko có bất kỳ clip nào quay về quá trình "tái sinh" này. Nên mình sẽ giải thích trên quan điểm về sinh học.
-----------------------
Chim là loài lông vũ, có đặc tính thay lông theo chu kỳ. Khi đã trưởng thành, tùy vào các loài chim mà chu kỳ thay lông thường là hằng năm hoặc vài ba năm.
Lông chim mọc dài đến một kích thước nhất định, sẽ ko mọc tiếp được nữa. Trải qua thời gian, các lông này sẽ bị thoái hóa hoặc bị viêm, nên chim sẽ phải thay lông định kỳ để loại bỏ lớp lông cũ và thay vào lớp lông mới.
Chim thường thay lông vào mùa thu, và quá trình sẽ phải kết thúc trước khi mùa đông về nếu ko chúng sẽ chết vì lạnh. Mỗi lần thay lông, các tiết tố trong cơ thể chim sẽ thay đổi, cơ thể sẽ yếu hơn. Lông trên người rụng từng sợi, hoặc có khi rụng cả mảng. Bắt đầu là rụng các sợi ở đuôi và kết thúc là ở phần đầu. Sợi nào rụng trước thì mọc trước. Sợi nào rụng sau sẽ mọc sau. Trên người nó lúc nào cũng có lông mới và lông cũ, đảm bảo giữ ấm cho chim ko bị lạnh.
Quá trình thay lông thường vài tháng, tùy loài, cho tới khi trút bỏ toàn bộ lớp lông cũ và thay bằng lớp lông mới xịnh đẹp và cứng cáp hơn. Do đó việc chim thay lông là điều kiện bắt buộc để đảm bảo sức khỏe cho chim.
Móng chim giống như móng tay, móng chân của người, cấu tạo chủ yếu gồm chất sừng có tên là keratin, và liên tục dài ra trong suốt cuộc đời. Dĩ nhiên chim ko thể đi spa để cắt gọt móng được, nên chúng sẽ phải tự tìm cách bào mòn các móng chân của mình để tạo điều kiện đi lại, bám vào cành cây hoặc săn mồi dễ dàng hơn. Thông thường móng của chúng mòn tự nhiên trong suốt quá trình đi đứng trên các tảng đá, thân cây, hoặc chúng tự mài móng vào các thứ trên một cách chủ động.
Tương tự với mỏ chim, chúng cũng mọc dài ra theo thời gian giống như móng chân, và cần phải mài giũa thường xuyên để đạt được độ sắc, khỏe phục vụ cho săn mồi và ăn uống.
Như vậy, đại bàng có thể thay lông theo chu kỳ hàng năm, móng và mỏ có thể mọc dài theo thời gian. Nếu chẳng may bị gãy thì vẫn có thể mọc lại được.
Trở lại câu chuyện đại bàng đập mỏ vào đá, bẻ gãy móng chân, nhổ trụi lông và nhịn ăn trong 150 ngày. Điều này là hết sức hoang đường.
Với côn trùng, ở giai đoạn cuối của ấu trùng, chúng rất phàm ăn và tích trữ được nhiều năng lượng để lột xác thành con trưởng thành, và khi trưởng thành nhiều loài sẽ ko ăn mà chỉ giao phối rồi chết. Đồng ý đại bàng có thể tích trữ năng lượng cho quá trình "hành hạ" bản thân giống như côn trùng, nhưng nhịn đói trong 150 ngày (5 tháng) thì thật vô lý. Vì ngay cả ấu trùng, có thể sống dưới đất vài chục năm cũng ko sao, nhưng với điều kiện phải đảm bảo thức ăn cho nó. Một khi đã hóa kén (là thời điểm ko ăn uống) thì phải chui ra trong một thời gian ngắn khoảng vài tuần mà thôi, ko hề có chuyện nằm đó mấy tháng đâu.
Mặt khác, bản thân đại bàng ko phải là loài máu lạnh như bò sát mà có thể trải qua thời gian ngủ đông và hạn chế năng lượng nhất có thể. Chúng là loài máu nóng như chúng ta, cần phải có năng lượng nạp vào hằng ngày để duy trì thân nhiệt cơ thể, nếu ko sẽ tạch.
Trong quá trình thay lông, thỉnh thoảng đại bàng cũng nhổ lông để quá trình diễn ra nhanh hơn, còn nói nó tự undercut cả bộ lông trên người, trở thành "con chim trần trụi" như sắp cho vào lò nướng thì rất nực cười. Người ta thấy nó nhổ lông con mồi còn nhiều hơn nhổ lông của nó ấy chứ.
Vì như đã nói ở trên, thay lông là một quá trình khá lâu, và rụng từng sợi. Trong thời gian đó chim vẫn phải bay đi kiếm ăn, rảnh đâu mà hóng hớt chuyện thiên hạ.
Móng và mỏ dài ra liên tục trong suốt cuộc đời của đại bàng, như móng tay của con người, tức là lớp sừng bên dưới luôn mới và thay dần cho lớp bên trên. Do đó, bảo móng chim ko dài ra nữa khác gì bảo móng tay người ngừng phát triển?
Vì vậy, câu chuyện bịa của đại bàng chỉ nên dừng lại trong 4 bức tường của các buổi diễn thuyết hoặc các khóa học truyền cảm hứng thôi, đừng nên tranh cãi rằng nó có thật hay không, vì nó quá là phản khoa học.
st



0 Lượt xem

Chi tiết