𝚅𝚒̀ 𝚢𝚎̂𝚞 𝚖𝚊̀ ₫𝚎̂́𝚗 ....
#𝐃𝐮̛𝐨̛̣𝐜𝐦𝐲̃𝐩𝐡𝐚̂̉𝐦𝐓𝐞̂́𝐁𝐚̀𝐨𝐆𝐨̂́𝐜
#????????????????
#𝐏𝐡𝐮̣𝐜𝐡𝐨̂̀𝐢 Đ𝐢𝐞̂̀𝐮𝐭𝐫𝐢̣𝐛𝐞̣̂𝐧𝐡𝐥𝐢́𝐯𝐞̂̀𝐝𝐚
#????̂̉?????? #??́? #??̣? #??̂̃ #??̣? #𝐋𝐂𝐋 #𝐂𝐚̆𝐧𝐠 𝐛𝐨́𝐧𝐠 #??̂́??̀???̂́?
#𝐇𝐨̂̀𝐧𝐠𝐍𝐠𝐨̣𝐜𝐒𝐩𝐚
𝚅𝚒̀ 𝚢𝚎̂𝚞 𝚖𝚊̀ ₫𝚎̂́𝚗 ....
#𝐃𝐮̛𝐨̛̣𝐜𝐦𝐲̃𝐩𝐡𝐚̂̉𝐦𝐓𝐞̂́𝐁𝐚̀𝐨𝐆𝐨̂́𝐜
#????????????????
#𝐏𝐡𝐮̣𝐜𝐡𝐨̂̀𝐢 Đ𝐢𝐞̂̀𝐮𝐭𝐫𝐢̣𝐛𝐞̣̂𝐧𝐡𝐥𝐢́𝐯𝐞̂̀𝐝𝐚
#????̂̉?????? #??́? #??̣? #??̂̃ #??̣? #𝐋𝐂𝐋 #𝐂𝐚̆𝐧𝐠 𝐛𝐨́𝐧𝐠 #??̂́??̀???̂́?
#𝐇𝐨̂̀𝐧𝐠𝐍𝐠𝐨̣𝐜𝐒𝐩𝐚
HAI CÁI CÂY, BẠN SẼ CHẶT CÂY NÀO?
Thầy hỏi: “Nếu các trò lên núi chặt cây, vừa vặn trước mắt có hai gốc cây, một gốc cây to, một gốc cây nhỏ, các em sẽ chặt gốc nào?” Câu hỏi vừa ra, tất cả học sinh đều nói:
- Tất nhiên là chặt gốc cây to rồi. Thầy cười cười, nói:
- Gốc cây to kia chỉ là một gốc bạch dương bình thường, mà gốc cây nhỏ kia lại là một cây thông, bây giờ các em sẽ chặt cây nào?
Chúng tôi nghĩ, cây thông tương đối trân quý, nên trả lời:
- Tất nhiên sẽ chặt cây thông, bạch dương không được bao nhiêu tiền!
Thầy mang theo nụ cười không đổi nhìn chúng tôi, hỏi:
- Nếu gốc cây dương là thẳng tắp, mà cây thông lại uốn éo xiêu vẹo, các em sẽ chặt cây nào?
Chúng tôi cảm thấy có chút nghi hoặc, liền nói:
- Nếu là như vậy, hay là vẫn chặt cây dương. Cây thông cong queo ngoằn ngoèo, làm gì cũng không làm được!”
Ánh mắt thầy lóe lên, chúng tôi đoán là thầy sẽ thêm điều kiện nữa, quả nhiên, thầy nói:
- Cây dương tuy thẳng tắp, nhưng bởi đã lâu năm, nên phần giữa mục rỗng, lúc này, các em sẽ chặt gốc nào?”
Tuy không hiểu nổi trong hồ lô của thầy bán thuốc gì, chúng tôi vẫn từ điều kiện của thầy mà suy nghĩ, nói:
- Thế thì lại chặt cây thông, cây dương ở giữa đã mục rỗng, càng không thể dùng!
Sau đó thầy liền hỏi:
- Thế nhưng dù cây thông ở giữa không mục rỗng, nhưng nó cong queo quá ghê gớm, bắt đầu chặt rất khó khăn, các em sẽ chặt gốc nào?
Chúng tôi dứt khoát không suy nghĩ kết luận của thầy là gì nữa, liền nói:
- Vậy chặt cây dương. Đều không thể dùng như nhau, đương nhiên chọn cây dễ chặt!” Thầy không để chúng tôi thở, liền hỏi:
- Thế nhưng trên cây dương có một tổ chim, mấy con chim non đang ở trong ổ, các em sẽ chặt gốc nào?”
Cuối cùng, có người hỏi:
- Thầy ơi! Rốt cuộc thầy muốn nói gì cho chúng em vậy? Hỏi những thứ đó làm gì vậy thầy?
Thầy thu hồi nụ cười, nói:
- Các em vì sao không tự hỏi mình, rốt cuộc là chặt cây để làm gì? Tuy điều kiện của thầy thay đổi, nhưng yếu tố cuối cùng quyết định kết quả là động cơ ban đầu của các em. Nếu muốn lấy củi, các em liền chặt cây dương; muốn làm hàng mỹ nghệ, liền chặt cây thông.
- Các em tất nhiên sẽ không vô duyên vô cớ cầm theo búa lên núi chặt cây chứ?!
Bài học rút ra là: Một người, chỉ khi trong nội tâm đã có mục tiêu từ trước,thì lúc làm việc mới không bị đủ loại điều kiện và hiện tượng bên ngoài mê hoặc. Mục tiêu của bạn đã rõ ràng sao? Tư tưởng thông suốt, mới có thể kiên trì.
--------------------------
Nguồn: Mien Ngo
#Cótâmắtcótầm
#tâmtâmtiền
#suutam
#MaiTrang
#MiềnNgô
TÍNH KHÍ CHÍNH LÀ PHONG THỦY, VẬN MỆNH CỦA BẠN: TÍNH KHÍ CỦA BẠN THẾ NÀO, CUỘC SỐNG CỦA BẠN NHƯ VẬY!
Tính khí tốt, phong thủy tốt; tính khí xấu, phong thủy xấu.
Trong cuộc sống, mất bình tĩnh là một bản năng, và kiềm chế sự nóng nảy là một bản lĩnh.
1. Tính khí quyết định vận may cả đời
Hẹp hòi, nóng nảy thì làm một việc cũng không thành. Điềm đạm, nhẹ nhàng trăm phúc tự tìm đến. Một người cáu kỉnh, thô bạo khó mà đạt được thành tựu; một người ôn hòa, lương thiện phúc khí không mời mà đến.
Bởi thế mới nói: Tính cách quyết định số phận; tính khí quyết định vận may.
Xưa ở một làng nọ có hai cụ già bằng tuổi nhau, tuy là hàng xóm nhưng cuộc sống của họ hoàn toàn khác nhau.
Một trong hai người có khuôn mặt nhân hậu, ăn nói nhẹ nhàng, hàng xóm hết lời khen ngợi bà nhân hậu, tốt tính và sẵn sàng nói chuyện với bà.Người còn lại nhìn mọi người "bằng nửa con mắt", thường xuyên bàn tán, phán xét sau lưng người khác, và nổi nóng khi cảm thấy không vừa ý, con cái đến thăm thì bà chê nọ chê kia.
Lâu dần, các con không muốn về thăm bà nữa, hàng xóm tránh mặt, cuộc sống của bà càng ngày càng nghèo khó nhưng tính tình vẫn không hề thay đổi.
Một người gắt gỏng giống như thùng thuốc nổ, dù vận may có đến thì nó cũng sợ hãi bỏ đi.
Lòng dạ hẹp hòi là cái gốc của tai họa, tấm lòng rộng mở là cánh cửa dẫn đến phúc lành.
Cuộc sống giống như một lớp tu hành, may mắn sẽ đến với bạn chỉ khi bạn thay đổi được tính khí nóng nảy của mình.
2. Nóng nảy ảnh hưởng đến hòa khí gia đình
Ở nơi đông người, nếu một người nổi nóng, tất cả mọi người đều không vui.
Trong gia đình cũng vậy, tính khí hung bạo của một người có thể ảnh hưởng đến bầu không khí hòa thuận của cả gia đình.
Tính tình xấu giống như một loại virus, nó lây lan rất nhanh và để lại hậu quả vô cùng tồi tệ.
Một người cha bị sếp phê bình và trở về nhà với tâm trạng bực bội. Thấy vợ chưa chuẩn bị bữa tối, anh ta quát tháo ầm ĩ và đá cả con chó cưng bên cạnh. Con chó sợ hãi chạy ra khỏi cửa, chẳng may ****ng phải cậu con trai mới đi học về, khiến cậu bé ngã dúi dụi. Vậy là một ngày lẽ ra rất tốt đẹp đã bị phá hỏng bởi sự nóng giận vô cớ ấy.
Nếu bạn mất bình tĩnh và gây gổ với người nhà, gia đình bạn sẽ luôn trong tình trạng căng thẳng, thậm chí dẫn đến tan nát. Trong cuộc sống, đừng để sự nóng nảy phá hỏng gia đình bạn. Nhà có yên ấm, vạn sự mới được như ý. Chỉ cần kiềm chế tính nóng, hòa nhã với mọi người, gia đình tự khắc hòa thuận, làm ăn ắt phát đạt.
3. Tính tình tốt, mọi việc sẽ hanh thông
Một người có khả năng kiềm chế tính khí của mình là người có phúc, có thể tự mang đến phú quý cho mình.
Tính tình tốt, cuộc sống hạnh phúc, mọi việc thuận lợi.
Tính tình tốt, sức khỏe dồi dào, tinh thần thoải mái, tuổi thọ tự nhiên kéo dài.
Tính tình tốt, tích cực và lạc quan, sự nghiệp lên như diều gặp gió.
Cuộc sống là thế, đừng để sự nóng nảy cướp đi phúc khí, lấy đi vận may của bạn và chỉ để lại những ân oán.
Nhiều người đã từng hỏi tôi: "Bạn xem liệu sự nghiệp của tôi có thuận buồm xuôi gió không? Liệu gia đình tôi có hạnh phúc? Liệu con cái tôi có tương lai? Cuộc hôn nhân của tôi sẽ thế nào?".
Tôi chỉ hỏi họ một câu: Tính tình của bạn có tốt không?. Chỉ cần tính khí tốt thì mọi việc sẽ tốt. Tính khí càng tốt, phúc khí càng nhiều.
Trong suốt quãng đời còn lại, hãy là một người hiền lành và rộng lượng, giữ tâm thái bình tĩnh, sửa tính nóng nảy và tu dưỡng tính cách của bản thân. Bởi, tính tình của bạn thế nào, vận mệnh của bạn thế vậy.
Người tài trí tuyệt đối không làm việc theo cảm xúc: Tính khí càng thất thường càng dại, càng nhẫn nại chờ thời càng bất bại.
Theo Cafef
IM LẶNG LÀ MỘT LOẠI “TRÍ HUỆ”
CHUYỆN BA CÁI SÀNG
Có một lần, một người bạn của Socrates vội vàng chạy tới tìm anh ta, cậu bạn này vừa thở vừa cao hứng nói: “Mình nói với cậu chuyện này, đảm bảo là ngoài sức tưởng tượng của cậu.”
“Chờ chút!” Socrates vội vã ngăn cậu ta lại và nói: “Những lời cậu định nói với mình, cậu đã dùng ba cái sàng để lọc qua chưa?’
Anh bạn của Socrates với vẻ mặt không hiểu, lặng im và lắc đầu.
Socrates nói: “Lúc mà cậu muốn nói cho người khác một việc gì đó, ít nhất cũng nên dùng ba cái sàng lọc qua một lượt. Cái thứ nhất gọi là tính chân thực, cậu phải xem xem chuyện mà cậu muốn nói cho người khác có đúng sự thật không?”
Anh bạn tiếp lời: “Mình chỉ nghe được trên đường đi tới đây, mọi người đều nói như vậy chứ mình cũng không biết là có đúng sự thật hay không?”
Socrates nói tiếp: “Vậy thì nên dùng cái sàng thứ hai để kiểm tra đi, nếu như nó không phải là sự thật, thì ít nhất cũng phải có thiện ý chứ? Chuyện mà cậu muốn kể với mình có phải là có thiện ý không?”
Anh bạn ngẫm nghĩ một chút rồi nói: “Không có, thậm chí còn ngược lại nữa”, người bạn này nói xong dường như cảm thấy chút xấu hổ liền cúi mặt xuống đất...
Socrates không ngần ngại nói tiếp: “Vậy thì chúng ta lại dùng cái sàng thứ ba xem thử xem, việc mà cậu vội vã định nói cho mình biết có phải là việc quan trọng không?’
“Cũng không phải là quan trọng lắm!”
“Một việc không quan trọng mà lại không xuất phát từ thiện ý, hơn nữa cậu còn không biết có phải là sự thật hay không, thế thì cậu cần gì phải nói ra? Nói ra cũng chỉ tạo thành sự phức tạp cho hai chúng ta mà thôi.”
Socrates cũng từng nói: “Đừng nghe và tin vào lời nói của những người bàn luận thị phi hay là người gièm pha, phỉ báng. Bởi vì lời mà họ nói cho bạn không phải là xuất từ thiện ý, họ đã vạch trần việc riêng tư của người khác thì đương nhiên cũng sẽ làm như vậy với chính bạn.”
Vì vậy, mọi người trước khi muốn nói ra một chuyện gì đó hãy dùng ba cái sàng để lọc một lượt, không làm người đầu tiên đưa đẩy thị phi thì đương nhiên cũng đừng để bị người khác lợi dụng làm người truyền bá thị phi.
Lời đồn đại còn đáng sợ hơn dao kiếm, nó có thể làm sát thương người khác một cách vô hình. Người đồn đại những tin đồn không có thật chẳng khác nào đang vui vẻ trên nỗi thống khổ của kẻ khác.
Nói chuyện sẽ phản ánh trí tuệ của một con người. Trong cuộc sống hàng ngày chúng ta hãy thận trọng từ lời nói đến việc làm nhé!
(Sưu tầm) — đang cảm thấy cảm kích.