BINH PHÁP TÔN TỬ VÀ 6 BÀI HỌC TRONG KINH DOANH
---------------------
Thương trường như chiến trường, câu nói này không chỉ mang hàm ý thương trường khắc nghiệt và đầy đấu đá mưu mô như chiến trường mà nhìn từ hướng tích cực, bạn có thể sống sót và thành công trên thương trường nếu biết áp dụng những binh pháp ra đời từ hơn ngàn năm trước và điều chỉnh thích hợp trong cuộc sống hiện đại.
“Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng”, cùng điểm qua 6 bài học kinh doanh từ binh pháp Tôn Tử trong bài viết này.
1.Tạo thế
Trong chiến tranh, không cần xuất quân đánh mà vẫn nắm được chiến thắng được xem là đỉnh cao trong các nghệ thuật quân sự.
Trong quản trị kinh doanh cũng vậy, phải tích luỹ sức mạnh để tạo ra uy thế của mình. Điều này có nghĩa là một doanh nghiệp muốn thống lĩnh thị trường thì phải tạo ra sự khác biệt mà không thu hút sự chú ý từ các đối thủ cạnh tranh.
Amazon có thể được coi là một ví dụ điển hình trong ngành sách bán lẻ, chiếm phần lớn thị trường và sau đó lan ra các dịch vụ bán lẻ khác. Netflix cũng đã vượt qua Blockbuster sau 10 năm kể từ ngày Blockbuster từ chối mua startup Netflix với giá 50 triệu USD vào năm 2000.
2.Đánh vào chỗ yếu của đối phương
Binh pháp Tôn Tử nhấn mạnh “Phát hiện và tấn công vào chỗ yếu của đối phương thì đánh nhanh mới có hiệu quả”.
Trong kinh doanh, chỗ yếu của đối phương là điểm mạnh của mình. Nghĩa là nếu doanh nghiệp biết đáp ứng những nhu cầu của thị trường mà các đối thủ chưa phát hiện ra hoặc chưa đáp ứng được, thì doanh nghiệp đó sẽ nhanh chóng tạo ra sản phẩm mới hoặc tìm ra thị trường mới và thu lợi về mình.
Ví dụ, thay vì trực tiếp bán hàng tại các nhà thành phố lớn, Walmart bắt đầu ở các thị trấn nhỏ. Bằng cách này, công ty đã có thể loại bỏ các đối thủ địa phương yếu hơn đồng thời phát triển mạnh hơn mà không gặp trở ngại từ những ông lớn trước đó.
Khi Kmart sau đó phát động cuộc chiến về giá trực tiếp với Walmart, Kmart đã không thể giành chiến thắng trước sức mạnh của Walmart vì lúc này Walmart đã thực sự bùng nổi và pháp triển trên toàn nước Mỹ.
3. Biết người biết ta
Binh pháp Tôn Tử viết: “Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng”.
Trong kinh doanh, biết người biết ta nghĩa là hiểu rõ thế mạnh của bản thân và đối thủ từ đó đưa ra những quyết định sáng suốt và hiệu quả. Bên cạnh đó, việc nắm bắt thông tin nhanh nhạy sẽ đem lại lợi thế lớn để dành chiến thắng hoặc giảm thiểu thiệt hại.
Đây cũng là một ví dụ trong cuộc chiến bánh mì kẹp thịt giữa McDonald và Burger King. Do là “kẻ đến sau” nên Burger King liên tục tung ra các kế hoạch hay ho và chiến dịch để đối đầu trực diện với Mc Donalds với mong muốn chiếm vị trí số 1 trong ngành công nghiệp đồ ăn nhanh.
Một trong những động thái cuả Burger King chính là tấn công vào sản phẩm khoai tây chiên trứ danh của McDonald bằng cách, Burger King sẽ làm món khoai ngon hơn để thu hút khách hàng.
Nhận thấy điều đó, CEO của McDonald nhanh chóng cảnh báo đến mọi hệ thống nhà hàng rằng “Burger King sẽ tấn công toàn lực vào một trong những sản phẩm mũi nhọn của chúng ta – khoai tây chiên”.
Và trong thư, ông yêu cầu kiểm tra và chỉ cho phép sử dụng nguồn khoai tốt nhất để phục vụ khách hàng. Chính nguồn tin và động thái nhanh nhạy trước đòn tấn công của vị CEO này,Burger King vẫn bị “thất sủng” so với McDonalds, với minh chứng rằng doanh thu của McDonalds cao hơn Burger King.
4. Tốc độ hoá, vượt qua đối thủ
Theo binh pháp Tôn Tử: “Nhân lúc kẻ địch không chuẩn bị, không nghĩ tới mà bất ngờ xung kích giành thắng lợi”.
Trong kinh doanh cũng vậy, việc nắm được xu thế thị trường và nhanh nhaỵ là một việc tất yếu. Ví dụ điển hình như Coca-Cola liên tục cho ra những dòng sản phẩm với mùi vị khác lạ, nhiều mẫu mã cho khách hàng dễ dàng lựa chọn.
5. Liên minh để cùng thắng lợi
Nếu như có thể tùy theo tình hình biến hóa của địch mà biến đổi theo đó giành thắng lợi. Đó chính là cái được gọi “dụng binh như Thần”.
Đó cũng là cách mà hai ông lớn Google và Apple đã sử dụng để cùng nhau kiếm hơn 1 tỷ đô la từ việc quảng cáo ứng dụng Google trên chính các thiết bị di động của Apple.
6. Tạo dựng niềm tin
“Tướng lĩnh phải công minh, nhân từ, đứng đắn và tự tin với chính năng lực của mình, bằng cách đó thì quân sĩ mới đồng lòng”.
Để một người kinh doanh thực hiện được câu nói của Tôn Tử thì người đó không chỉ có trí thông minh mà còn phải có nhân cách. Để dẫn dắt một doanh nghiệp đi đúng hướng, người lãnh đạo cần có sự hiểu biết và sự đồng cảm.
#Baihockinhdoanh