Cần Phải Viết

Ở phương Tây có một nền giáo dục mà mình rất thích, đó chính là hết 18 tuổi thì những đứa con phải tự lo cho mình, muốn học lên nữa thì tự vay tiền mà học, hoặc đi làm thêm, giành học bổng... Còn ở Việt Nam, đa số mình

Ở phương Tây có một nền giáo dục mà mình rất thích, đó chính là hết 18 tuổi thì những đứa con phải tự lo cho mình, muốn học lên nữa thì tự vay tiền mà học, hoặc đi làm thêm, giành học bổng...

Còn ở Việt Nam, đa số mình thấy các bạn trẻ được bố mẹ lo hộ, nghĩ hộ cho con cái quá nhiều rồi. Và mình cũng là một trong số đó. 

Hôm nay nghe điện thoại của một em phòng mình gọi về cho cha mẹ, mà mình thấy xúc động, nghẹn ngào quá:"Con cứ lo mà ăn, mà học đàng hoàng vào, thiếu bao nhiêu tiền thì bảo mẹ mẹ gửi cho, ở nhà mẹ "đi vay nóng" cũng được. Trời ơi, mình vừa ngạc nhiên, xúc động, xót xa, trong lòng đau như quặn thắt.

Bởi mình thấy được hình ảnh mình trong đó. Hồi năm nhất mình cũng vậy, trời ơi, sao có thể không biết nghĩ gì hết khi mà bố mẹ cứ lo bao nhiêu tiền cho mình khi mình bắt đầu lên đại học: từ tiền học mấy chục triệu, đến cái máy vi tính, tiền nhà trọ, tiền mua xe đi lại,... Mình bình thản, hồn nhiên đón nhận vô tư mà không hề lo nghĩ, không hề biết đến, thấu cảm được đằng sau những thứ mình đang có, đang sở hữu đấy là biết bao nhiêu mồ hôi, công sức, nắng mưa dãi dầu của bố mẹ...

Cho đến khi mình được học khóa học phát triển bản thân, thay đổi những tư duy gốc rễ, được một người chị mình vô cũng trân trọng khai thị, khai sáng, coaching cho nhiều ngày liên tục, mình mới thay đổi rất nhiều tư duy trong mình. Mình vẫn nhớ những buổi chiều chủ nhật, chị coach mà mình khóc như mưa, như trút, khóc nhiều vô kể, hơi tí là lại đứng dậy rồi đi vào nhà tắm lau nước mắt. Đến chị trợ lý của chị ấy cũng nhắn bảo:"Hải ơi, em có chuyện gì tâm sự thì cứ nhắn với chị nhé, chị Thảo bảo thấy mỗi lần trong phiên coach em khóc rất nhiều."

Bởi vì lúc đấy mình mới "ngộ" được nhiều điều, mới thấm được, có người coach, có người chửi, cái não của mình mới được thông ra. 

Bố mẹ Việt Nam lo nghĩ hộ cho con cái quá nhiều rồi, để rồi mình hay những bạn trẻ khác lại cứ coi như đó là những điều hiển nhiên bố mẹ làm cho con cái, mà đâu hiểu, đâu thấu, đâu cảm được bao nhiêu sự lo toan, vất vả, khó nhọc của cha mẹ để có cho mình những thứ đó.

Cảm ơn những phiên coach vô cũng ý nghĩa và sâu sắc của chị, để rồi những tư duy trong em mới được thay đổi, lớn dần, chín chắn như ngày hôm nay. 

Cuối năm nhất, tháng 4,5/2019, dịch bắt đầu ở Hà Nội. Em vẫn trụ lại ở đó để đi làm thêm, quyết tâm tự lực, tiền trọ các thứ phải tự chi trả, biết ưu tiên mọi thứ, chi tiêu trước sau.

Em còn nhớ lúc em đi làm, chị Hương hỏi:"Hải ơi, dép rách như vầy mà em còn đi á"? Khát khao một cuộc sống tự lập nó lớn hơn trong mình, những tủi hổ, xấu hổ dường như mình cũng chẳng có, chẳng còn, bởi những khaorn chi tiêu cố định mình phải ưu tiên trước, rồi còn tiền dư thì mình mới được dùng sau.

Và cũng có một điều em chưa làm được, viết ra cái điều quyết tâm đạt học bổng bao lần rồi mà vẫn chưa hoàn thành xong. Em biết tại sao mình chưa hoàn thành, bởi cái dòng suy nghĩ liên tục trong đầu em thực sự rất nhanh luôn, em làm cái gì cũng không tập trung hẳn 100%, và ngoài xã hội có nhiều điều hấp dẫn, em muốn khám phá, cứ thích tìm và trải nghiệm, em quên đi cái ưu tiên đó...Và tuy trang trải được cuộc sống cho mình học trên đây nhưng tiền học hàng kỳ em vẫn còn xin bố mẹ, nhưng em có viết vào đó mỗi kì xin bao nhiêu để sau này còn trả công ơn to lớn của bố mẹ.

Cảm ơn người chị đáng kính của em và cảm ơn chính bản thân đã luôn nỗ lực, và vẫn đang nỗ lực hơn nữa.

Hi vọng nhiều bạn trẻ chạm được, biết được đến những suy nghĩ, tư duy chị chia sẻ, để chúng ta là những người trẻ sống có trách nhiệm với gia đình, biết để ý, lo nghĩ, thấu hiểu cho bố mẹ. Bố mẹ đã luôn dành những phần tốt đẹp nhất cho mình rồi. Mình trẻ, mình khỏe, mình thông minh hơn họ, vậy tại sao mình lại bắt họ phải còng lưng nuôi mình...

1 tuổi trẻ để sống, hãy sống hết mình và ý nghĩa. Bố mẹ chúng ta cũng chỉ có một tuổi già, hãy nỗ lực, cố gắng cho chính mình và cho gia đình, cho bố mẹ nhé! 

0 Lượt xem