ĐỊNH VỊ BẢN THÂN
Trong cuộc sống, nếu chúng ta biết cách tận dụng thế mạnh và tài năng của mình thì sẽ dễ dàng đạt được thành công, cũng như gặp ít khó khăn hơn nếu nhận biết được điểm yếu và kiểm soát chúng.
Có nhiều lúc bạn không xác định được giá trị bản thân của mình như thế nào? Bạn không biết mình làm tốt việc gì và muốn gì? Làm sao để biết được đâu thật sự là những giá trị của mình? Đừng lo lắng! Thật ra, bạn có nhiều tài năng và khả năng tiềm ẩn liên quan đến công việc nhiều hơn bạn tưởng.
Hãy thực hiện những bước sau để khám phá chúng:
1. Hiểu Đối chiếu lại Thuyết con nhím (Hedgehog Concept):
Tại sao bạn/ doanh nghiệp của bạn cần đến xem xét chiến lược này. Hãy phân tích “Chiến lược con nhím” thông qua việc suy xét 3 yếu tố:
- Điều bạn thực sự đam mê là gì?
- Điều bạn có thể làm tốt nhất là gì?
- Động cơ kinh tế của bạn là gì?
• Hiểu đam mê của bản thân
Hãy suy nghĩ xem, điều gì khiến cho bạn đắm đuối với công việc. Điều gì đánh thức bạn vào mỗi buổi sáng và giữ bạn làm việc miệt mài đến tối muộn khi những người khác đã về nhà?
Nếu bạn theo đuổi con đường thành công không thuộc về mình. Dù đạt được mục tiêu nhưng vẫn không thấy thoả mãn với thành quả đạt được. Hãy xem xét lại con đường bạn đang đi. Nó bắt nguồn từ việc lắng nghe trực giác của chính mình. Bất kỳ lúc nào bạn gặp phải vấn đề gì, hãy nhìn lại mình và tự hỏi: "Tôi thật sự muốn gì?". Chủ động lắng nghe âm thanh trong chính bạn chỉ lối và dẫn dắt. Nó sẽ đưa bạn đến nơi cần đến.
Hãy bắt đầu với những bài tập nhỏ như tạo thói quen suy nghĩ sâu sắc mọi vấn đề, học cách thích nghi với những điều mới mẻ. Bạn có thể hoàn thiện kỹ năng sống của mình, nhận ra rõ hơn giá trị của bản thân. Tìm hiểu về quá khứ cũng là phương pháp khoa học để xác định giá trị thực của mình. Chẳng hạn như việc hành xử lúc bạn gặp áp lực hay cách sử dụng tiền? Việc trả lời những câu hỏi sẽ làm bạn rút ra giá trị nổi bật của bản thân khi rơi vào hoàn cảnh đó.
• Xác định những gì bạn có thể làm giỏi nhất
"Thất bại là mẹ thành công". Tất cả sự việc xảy ra không bao giờ tuân thủ hết theo ý muốn. Nếu gặp thất bại, hãy tĩnh tâm suy nghĩ về tính cách bản thân và cách thay đổi phù hợp. Tuy nhiên, luôn chắc chắn những thay đổi này mang lại niềm hạnh phúc, sự phát triển chứ không phải chỉ để gây ấn tượng với mọi người.
Trong vòng tròn này, mục tiêu của bạn là nhận thức được những gì bạn có thể làm tốt nhất, hoặc tốt hơn so với bất kỳ đối thủ nào khác. Nếu bạn không thể là số một trong lĩnh vực của bạn, thì đây không nên là cơ sở để áp dụng chiến lược con nhím này.
Bạn cũng cần phải biết những lĩnh vực mà bạn không có cơ hội trở thành số một.
Hãy trung thực khi xem xét những điểm yếu này, và nhớ rằng việc không phải là số một trong một lĩnh vực nào đó là hoàn toàn bình thường – trái với việc đi tìm ra điểm mà mình giỏi nhất (việc mình kém nhất) có tác động mạnh mẽ hơn rất nhiều.
• Nhận biết đâu là "máy in tiền" cho bạn
Để có một động cơ kinh tế lành mạnh, bạn phải hiểu làm thế nào để tạo ra dòng tiền bền vững và có lợi nhuận.
Một khi bạn đã tìm thấy các khu vực tốt nhất trên sự giao nhau giữa các vòng tròn, hãy xem xét chiến lược hiện tại của bạn. Bạn được lợi gì từ việc phát triển một chiến lược đổi mới, dựa trên những gì đã liệt kê?
Đừng lo lắng nếu chiến lược con nhím của bạn chưa định hình rõ ràng ngay lập tức. Bạn có thể phải làm một số phân tích bổ sung hoặc tìm tòi các kết hợp khác nhau để tìm ra tầm nhìn cốt lõi phù hợp nhất với bạn.
Đừng để bị hạn chế vì những định kiến hay những suy nghĩ hạn hẹp của chính mình. Hãy khát khao và nghĩ về những điều lớn lao, tốt đẹp hơn. Mức độ đánh giá bản thân quyết định hình ảnh chủ quan của bạn. Đây chính là cách bạn nhìn nhận và suy nghĩ về bản thân trong các mối quan hệ hàng ngày.
Cho dù ngoại hình, sức khỏe, vị thế hay khả năng...của bạn là gì đi chăng nữa, hãy luôn tự tin về bản thân mình. Mỗi người trong chúng ta đều đang sở hữu một tài năng tiềm ẩn, điểm mạnh, điểm yếu, tính cách riêng... Hãy khám phá chúng và phát triển thành công hơn.
• Thành thực với bản thân
Giá trị quan trọng nhất của con người là sự chính trực. Thực tế cuộc sống đã chứng minh: "Sự chính trực không chỉ là một giá trị, mà nó đảm bảo cho tất cả các giá trị khác".
Mức độ chính trực càng cao thì chúng ta càng thấy mạnh mẽ hơn trong công việc. Hãy để chính mình lên tiếng, tự khám phá ra sở thích thật của mình, đừng cố bó b.uộc mình theo quan điểm của bất kỳ ai, bất kỳ điều gì, hãy tự khám phá ra sở thích thật sự của mình.
2. Định vị bản thân
"Chúng ta suy nghĩ và tin như thế nào thì chúng ta sẽ trở thành người như thế ấy”. Chính bạn chứ không phải một ai khác mang lại giá trị cho bản thân mình.
Ở trên, bạn đã nhận ra 3 khía cạnh của chiến lược con nhím theo đánh giá của bạn. Và chỉ khi bạn hiểu rõ các giá trị của bản thân, bạn mới tạo dựng cho mình một nền tảng tự tin chắc chắn.
2.1. Định vị năng lực: Kiến thức, kỹ năng, thái độ (chiếm 85%).
Xét theo độ hiếm và năng lực:
Độ hiếm (thái độ, động cơ, hành động): là ý chí, chăm chỉ, trung thành, trung thực, khả năng tương tác, kỹ thuật ra quyết định, …
Phân làm 4 loại:
- Hiếm nhưng không có năng lực
- Hiếm và có năng lực
- Không hiếm và có năng lực
- Không hiếm và không có năng lực
- Phân biệt các loại Tư duy: Hãy xem lại năng lực và cấp độ của mình thuộc dạng nào dưới đây nhé.
+ Không tư duy.
+ Tư duy theo kinh nghiệm.
+ Tư duy theo logic: Kiến thức học, kiến thức căn bản, kiến thức quy luật.
+ Tư duy sáng tạo: Tư duy logic + Sự khác biệt.
+ Tư duy đ.ột ph.á: Logic + Khác biệt + Đ.ột ph.á.
- Nếu muốn cải tiến, hãy tìm kiếm một người, một hội: Thầy, người hướng dẫn ~ mentor, bạn bè, thần tượng, Internet, ... để học hỏi và tận dụng kiến thức đó để nâng cấp bản thân.
2.2. Nhìn lại bản thân qua sự phản hồi, tương tác:
- Tổng hợp mọi hành vi của mình đã làm (trong từng lĩnh vực, xem lại những cái đã làm được và cái chưa làm được, cái làm không tốt).
- Hãy tranh thủ tập hợp nhận xét của người khác về mình.
2.3. Đặt ra Mục tiêu:
Câu chuyện “Alice lạc vào xứ sở thần tiên” có đoạn kể rằng: Ngày kia, Alice đi đến một ngã ba đường và thấy chú mèo Cheshire đang ngồi trên cây:
- "Tôi nên đi đường nào đây?", cô bé hỏi.
- "Cô muốn đi đâu?", chú mèo trả lời.
- "Tôi không biết," Alice đáp.
- "Thế thì," chú mèo nói, "đi đường nào cũng vậy thôi."
Hãy nhớ rằng: "Nếu bạn không có mục tiêu, thì phương hướng nào cũng thế thôi".
Không nên như thế, vào mỗi năm, bạn hãy xác lập cho mình một hoặc nhiều mục tiêu trong phạm vi sau:
- Sức khỏe: Cho n.ão, cho cơ bắp.
- Gia đình: Cho gia đình nhỏ, gia đình lớn.
- Sự nghiệp: Cho hoài bão, sứ mệnh.
- Bạn bè: Cho các mối quan hệ, bạn bình thường, bạn thân, tri kỷ.
Và cuối năm, hãy xem lại mình đã đạt được những gì, những gì còn phải phấn đấu thêm cho năm tiếp theo.
2.4. Hãy hành động:
Đưa mình vào một lĩnh vực công việc đã lập mục tiêu ở trên để test.
Hãy nhớ: "Không có điều gì xảy ra, nếu chúng ta không hành động".
Hãy "bật dậy" và bắt tay thực hiện ngay thôi, đừng chần chừ nữa, vì mình "dậm ch.ân" ở đây quá lâu rồi, trong khi cuộc đời của mình thì "ngắn lại", "ngắn lại", "ngắn lại" .... và hết.
Bạn có muốn cuộc đời của mình như thế không. Nếu không, vậy thì hãy hành động đi! Hãy mạnh dạn bước chân ra khỏi "vùng an toàn". Hãy tự tin, xông pha! Hãy bức phá! Hãy hãy làm những gì mình chưa từng làm, để đạt được những gì mình chưa từng có.
2.5. Quản lý công việc thời gian:
Sơ đồ quản lý: Chia công việc theo mức độ quan trọng và khẩn cấp (có 4 việc)
Việc số 1: Quan trọng, không khẩn cấp
Ví dụ: Mục tiêu cuộc đời: Lấy vợ, làm nhà, sự nghiệp, tiền bạc, …
Đây là những công việc mang tính chất mục tiêu.
Việc số 2: Quan trọng và khẩn cấp
Ví dụ: Thi cử, trả nợ, …
Đây là những việc có tính chất kh.ủng h.oảng.
Việc số 3: Không quan trọng và khẩn cấp
Ví dụ: Tắm rửa, ăn uống, nói chuyện, công việc vặt, …
Thuộc nhóm các công việc ủy quyền.
Việc số 4: Không quan trọng và không khẩn cấp (Phần thưởng)
Ví dụ: Chơi bời, giải trí, …
Và sau cùng, hãy nghiệm lại một lần nữa một dạng khác của quy tắc con nhím.
Chúc các bạn thành công!
Sưu tầm